2.1.5.2. Lập trình cấu trúc.
Chương trình được chia thành những phần nhỏ với từng nhiệm vụ riêng biệt và các phần này nằm trong những khối chương trình khác nhau. Loại lập trình có cấu trúc phù hợp với những bài toán điều khiển nhiều nhiệm vụ và phức tạp. Các khối cơ bản:
Khối OB (Organization Block): khối tổ chức và quản lý chương trình điều khiển. Có nhiều loại khối OB với những chức năng khác nhau, chúng được phân biệt với nhau bằng số
Lệnh 1 Lệnh 2
Lệnh n OB1
nguyên theo sau nhóm ký tự OB, ví dụnhư OB1, OB35, OB80
Khối FC (Program Block): khối chương trình với những chức năng riêng biệt giống như một chương trình con (chương trình có biến hình thức đểtrao đổi với chương trình đã gọi nó). Một chương trình ứng dụng có thể có nhiều khối FC và các khối FC này được phân biệt với nhau bằng số nguyên theo sau nhóm ký tự FC, ví dụnhư FC1, FC2,
Khối FB (Function Block): là khối FC đặt biệt, được tổ chức giống như một hàm, có khảnăng trao đổi một lượng dữ liệu lớn với các khối chương trình khác. Dữ liệu này phải được tổ chức thành khối dữ liệu riêng được gọi là Data Block. Một chương trình ứng dụng có thể có nhiều khối FB và các khối FB này được phân biệt với nhau bằng số nguyên theo sau nhóm ký tự FB, ví dụnhư FB1, FB2,
Khối DB (Data Block): khối dữ liệu cần thiết để thực hiện chương trình. Các tham số của khối do người sử dụng tựđặt. Một chương trình ứng dụng có thể có nhiều khối DB và các khối DB này được phân biệt với nhau bằng số nguyên theo sau nhóm ký tự DB. Chẳng hạn như DB1, DB2,
Chương trình trong các khối được liên kết với nhau bằng các lệnh gọi khối và chuyển khối. Các chương trình con được phép gọi lồng nhau, tức từ một chương trình con này gọi một chương trình con khác và từchương trình con được gọi lại gọi một chương trình con thứ ba. Số các lệnh gọi lồng nhau tối đa phụ thuộc vào từng loại module CPU. Nếu số lần gọi lồng nhau vượt quá mức cho phép thì CPU sẽ tựđộng chuyển sang chếđộSTOP và đặt cờ báo lỗi.