- Ngôn ngữ mô hình hoạt động UML
Quy trình Mở LC:
3.3.3 Ƣu, nhƣợc điểm
a) Ưu điểm
IBM BPM Lombardi cho phép quản lý việc phát triển, kiểm thử, triển khai, vận hành và bảo trì quy trình nghiệp vụ một cách chặt chẽ và khoa học. Đảm bảo thời gian từ khi bắt đầu phát triển đến khi triển khai là ngắn nhất.
IBM BPM cũng cho phép hệ thống tương tác với các hệ thống ngoài thông qua Webservice, Rest Webservice giúp tăng tính mở của quy trình cũng như tăng khả năng sử dụng lại hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại của đơn vị.
b) Nhược điểm
Giá thành IBM BPM Lombardi 8.5 khá cao và chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn, cơ quan chính phủ và các ngân hàng (Khoảng 200.000 USD cho gói ít tính năng nhất và không bao gồm rule engine-engine cho phép cấu hình các luật thực thi trên quy trình- theo báo giá năm 2013 của IBM).
Yêu cầu về chất lượng nhân sự để có thể phát triển, kiểm thử, triển khai và vận hành IBM BPM 8.5 cũng cao dẫn đến làm tăng chi phí hoạt động của tổ chức.
Kết luận
Qua thời gian dài nghiên cứu và tham gia trực tiếp dự án BPM tôi đã đưa vào luận văn được khái niệm quy trình, trình bày được các vấn đề mà một hệ thống quản lý quy trình cần giải quyết bao gồm: Thời gian thông tin trên đường di chuyển giữa các bộ phận là ngắn nhất giúp tổ chức triển khai BPM giảm thời gian hoàn thiện hồ sơ xử lý trên quy trình, tại mỗi bước đều có giám sát và phê duyệt nếu cần, điều này giúp tổ chức tăng tính kiểm soát về mặt nghiệp vụ và hạn chế rủi ro do nguyên nhân chủ quan của con người. Hệ thống có thể đáp ứng khả năng thống kê, báo cáo nhằm cải tiến quy trình và giúp lãnh đạo tổ chức nắm được tình hình vận hành quy trình tại đơn vị mình và đưa ra các quyết định chính xác, đảm bảo cơ chế một cửa giúp khách hàng của quy trình luôn có thể cập nhật trạng thái hồ sơ của mình một cách nhanh nhất và từ một đầu mối duy nhất. Hệ thống có khả năng mở rộng, giúp hệ thống đáp ứng được sự tăng trưởng của tổ chức (tăng số lượng người dùng, tăng hồ sơ cần xử lý…). Ngoài ra hệ thống có khả năng kết nối với các hệ thống khác, giúp hệ thống BPM có thể kết nối với hệ thống hiện tại hoặc các hệ thống chuyên dụng sẽ được triển khai trong tương lai, mềm dẻo, phù hợp với nhiều loại quy trình nghiệp vụ khác nhau, có khả năng quản lý phiên bản quy trình nhằm đánh giá sự cải tiến của quy trình qua các phiên bản khác nhau.
Phần hai của luận văn đã trình bày các ngôn ngữ mô hình hóa quy trình và so sánh sự khác biệt: Petri Nets, EPCs, ngôn ngữ mô hình hoạt động UML, BPMN.
Luận văn đã trình bày ứng dụng hệ thống BPM Lombardi vào việc tự động hóa quy trình mở LC tại Ngân hàng TMCP Quân đội với mục đích giảm thời gian hồ sơ đi từ bước này sang bước khác (Thời gian phê duyệt hồ sơ kể từ khi khách hang cung cấp đủ hồ sơ đến khi được phê duyệt chỉ còn khoảng 2h (do bớt được thời gian chờ hồ sơ cứng và giảm thời gian quản lý hồ sơ trên email), thay vì khoảng 2 ngày như trước khi triển khai (do mất thời gian xử lý qua mail và các ý kiến giữa các bộ phận không được lưu trữ sắp xếp một cách khoa học)). Các báo cáo cho phép cấp quản lý biết được thời gian trung bình hồ sơ được xử lý tại mỗi bước từ đó sẽ đưa ra các quyết định cải tiến quy trình trong tương lai.Các chuyên viên xử lý hồ sơ có giao diện nhập thông tin rõ ràng, dễ sử dụng giúp hạn chế xử lý sai và xử lý sót hồ sơ.
Tóm lại, luận văn đã hoàn thành mục tiêu đề ra: Đưa ra khái niệm về quy trình ngiệp vụ, các yêu cầu cần thiết cho một BPM Framework hiện đại. BPM Framework IBM BPM 8.5 Lombardi, ngôn ngữ BPMN 2.0 và so sánh với các ngôn ngữ khác. Ứng dụng các bước xây dựng quy trình nghiệp vụ xây dựng quy trình mở LC tại MB Bank.