6. Kết cấu luận văn
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính của Tổng công ty Cổ
phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
Ban lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam nhận thức rõ PVC đang gặp khó khăn và đã từng bước vượt qua. Do vậy, cùng với sự ủng hộ của Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, PVC đã rất tích cực trong việc rà soát, xây dựng và triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, khôi phục và ổn định hoạt động SXKD. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLTC trong thời gian tới, cụ thể như sau:
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn lực tài chính
Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp và thoái vốn đầu tư, tập trung vốn vào dự án đầu tư trọng điểm, tạo hiệu ứng tốt cho hoạt động kinh doanh và tăng khả năng sinh lời tái đầu tư cho doanh nghiệp. Đồng thời kết hợp với việc minh bạch tài chính thì mới có thể thu hút các nguồn vốn của các nhà đầu tư, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
Đa dạng hóa các kênh huy động nguồn vốn phục vụ hoạt động SXKD thông qua các kênh như cân đối từ nguồn vốn đầu tư sang nguồn vốn kinh doanh; nâng cao hiệu quả, tăng lợi nhuận từ hoạt động SXKD;…
Cần xây dựng một tập hợp các phương pháp, hình thức, công cụ để tiếp cận, huy động vốn cho từng trường hợp để có cơ chế huy động phù hợp và thích ứng linh hoạt với biến động của thị trường.
Thiết lập cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Việc xác định cơ cấu vốn hợp lý là vấn đề khó, nên có chiến lược và kế hoạch lâu dài để nghiên cứu và ứng dụng phần mềm kinh tế lượng trong việc nghiên cứu và xác định cơ cấu vốn tối ưu. Hiện nay tỷ trọng Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu đã tăng lên đáng kể. Như vậy cơ cấu vốn đã có chiều hướng gia tăng yếu tố rủi ro. Việc vay nợ quá nhiều trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ chưa ổn định khiến PVC gánh nặng chi trả nợ vay và chi phí lãi vay
hàng năm khá cao. PVC nên thực hiện điều hòa một cách quyết liệt hơn giữa nguồn vốn của các đơn vị thành viên thông qua việc thu hồi công nợ để có thể giảm được khoản nợ vay dài hạn và giảm c hi cho khoản lãi suất định kỳ chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi phí tài chính.
Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp và thoái vốn đầu tư: Tổng công ty cần phải làm rõ thực trạng tình hình tài chính tại các đơn vị mà PVC đầu tư góp vốn, đẩy mạnh việc thực hiện đề án Tái cơ cấu Tổng công ty (đặc biệt tái cơ cấu các khoản đầu tư góp vốn) thu hồi vốn đầu tư tập trung vốn cho các hoạt động SXKD trọng yếu. Đây là một kênh huy động vốn khá dồi dào nhưng hiện nay do tình hình kinh tế vĩ mô nhiều diễn biến khó lường nên tâm lý của nhà đầu tư vẫn còn e ngại chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này, tuy nhiên bằng những thế mạnh của Tổng công ty PVC nếu quyết tâm đẩy mạnh công tác tái cấu trúc, minh bạch tình hình tài chính thì chắc chắn cũng sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư.
Huy động vốn vay tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác thông qua việc đàm phán với các tổ chức tín dụng để giải quyết những khó khăn vướng mắc đối với các khoản bảo lãnh vay vốn của PVC cho các đơn vị trên nguyên tắc tranh thủ tối đa vị thế c ủa Tập đoàn và các đơn vị vay vốn phải có trách nhiệm giãn nợ, khoanh nợ, bán tài sản để trả nợ ngân hàng, phần còn lại PVC phải có trách nhiệm đến cùng để trả nợ ngân hàng để lấy lại thương hiệu, hình ảnh của PVC và PVN. Chủ động và tích cực làm việc với các Ngân hàng/ Tổ chức tín dụng để cơ cấu lại các khoản nợ, đàm phán lãi suất vay vốn và thu xếp đủ vốn phục vụ hoạt động SXKD và giải tỏa các khoản bảo lãnh trong thời gian tới;
Tăng cường công tác quản lý dòng tiền tại các dự án/công trình. Phối hợp, đôn đốc các Ban điều hành, bám sát các Chủ đầu tư trong công tác nghiệm thu, thanh toán nhằm thu hồi vốn, đặc biệt là phần ứng quá, ứng vượt cho các nhà thầu tại các dự án.
Bên cạnh đó, PVC cần đẩy mạnh việc cơ cấu lại các khoản vay có bảo lãnh của Tổng công ty thông qua việc tích cực làm việc với Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng để đàm phán việc giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh của PVC;
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý phân bổ và sử dụng vốn
- Xem xét lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng nhằm đảm bảo hiệu quả nhất, phù hợp với từng thời kỳ; thiết lập chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý vừa đảm bảo quyền lợi chủ sở hữu vừa đảm bảo quyền lợi cho CBCNV, người lao động; bên cạnh đó, công tác quản lý và sử dụng tài sản tránh tình trạng lãng phí, sai mục đích cũng cần được quan tâm.
- Củng cố lại công tác theo dõi, quản lý tài sản cố định, CCDC và vật tư nhập xuất kho và tồn kho ở các công trình;
- Hàng năm dành một khoản đầu tư thích đáng cho nghiên cứu phát triển. Hình thành quỹ phát triển khoa học công nghệ. Các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ được xây dựng từ nhu cầu thực tế;
- Bên cạnh đó, vì PVC là đơn vị hoạt động theo mô hình công ty Mẹ - Con, do đó việc kiểm soát thông qua chỉ tỷ suất lợi nhuận trên vốn, doanh thu thực hiện trên một đồng vố n,… tại các công ty con cho phép công ty mẹ có chính sách đầu tư hợp lý vào các đơn vị các lĩnh vực có khả năng phát triển.