Xử lý bề mặt đế thép trƣớc khi mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu chế tạo lớp vỏ mạ crôm gia cường bằng ống nanô cacbon (Trang 37 - 40)

Chƣơng 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Xử lý bề mặt đế thép trƣớc khi mạ

Gia công bề mặt trước khi mạ là việc rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng lớp mạ. Gia công bề mặt làm cho bề mặt nhẵn bóng, không có vết xước, sần sùi, lớp mạ bóng đẹp. Gia công bề mặt còn loại bỏ được các lớp gỉ, các

2cm

1,5cm 0,2cm

màng ôxit mỏng, các chất bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt vật mạ, tạo điều kiện cho lớp mạ gắn chắc với kim loại nền. Các bước tiến hành xử lý bề mặt đế thép trước khi mạ được mô tả như trong hình 15.

Hình 15: Sơ đồ mô tả quá trình xử lý bề mặt trước khi mạ.

Mài và đánh bóng:

Các dụng cụ trong quá trình mài và đánh bóng (hình 16): - Máy quay cầm tay.

- Máy quay để bàn.

- Các loại giấy mài với độ hạt 320, 400, 1000, 1200, 1500, và 2000. - Các loại phớt.

- Các loại bột mài, bột đánh bóng.

Tẩy dầu mỡ hoá học:

Loại dầu mỡ có nguồn gốc động thực vật có thể tác dụng với kiềm (phản ứng xà phòng hoá) cho sản phẩm tan được trong nước.

Loại có nguồn gốc khoáng vật không có khả năng tham gia phản ứng xà phòng hoá nên chỉ tẩy chúng bằng dung môi hay bằng chẩt tẩy rửa đặc biệt (chất nhũ hoá- biến dầu mỡ bám trên bề mặt thành nhũ tương; chất huyền phù bắt các cặn bẩn bong khỏi bề mặt và đi vào dung dịch,…).

Đối với những dầu mỡ không tan trong kiềm ( như dầu khoáng) phải dùng các dung môi hữu cơ như xăng, dầu hoả, êtylen, triclorua,… chúng tôi đã dùng dầu hoả tẩy sơ bộ để tẩy hết các dầu khoáng.

Hoạt hoá bề mặt:

Quá trình hoạt hoá bề mặt kim loại làm mất đi lớp ôxit cực kỳ mỏng, mắt thường không nhìn thấy, sinh ra ngay trong quá trình gia công (đánh bóng, tẩy dầu mỡ, rửa), vận chuyển,… Tác dụng của quá trình hoạt hoá là làm lớp kim loại ngoài cùng cũng được ăn mòn nhẹ làm lộ rõ cấu trúc của kim loại nền, giúp cho lớp mạ bám chắc hơn vào kim loại nền.

- Đế thép (sau khi đã gia công cơ khí và tẩy dầu mỡ) được cho vào dung dịch axít HCl (tỷ lệ về thể tích giữa axít và nước là 1:1) trong 20 giây để hoạt hoá bề mặt. Sau đó rửa sạch đế thép bằng nước cất.

- Quá trình hoạt hoá chỉ thực hiện ngay trước khi mạ. Mài và đánh

Hình 16: Các dụng cụ mài và đánh bóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu chế tạo lớp vỏ mạ crôm gia cường bằng ống nanô cacbon (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)