Hội Ramưwan Lễ hội cầu ngư

Một phần của tài liệu THTCHAM[1] ppsx (Trang 80 - 86)

- Các dòng họ có vai trò rất quan trọng trong xã

hội Ramưwan Lễ hội cầu ngư

+ Lễ cầu yên

Theo tập tục truyền thống, hàng năm vào đầu tháng

giêng(lịch chăm), tức là tháng tư dương lịch, taị các làng xóm tổ chức lễ cầu yên, tiếng Chăm gọi là Raja Prông, để tống tiễn những xấu xa, tội lỗi của năm cũ.

+ Lễ vào nhà mới.

Làm nhà xong, người ta chọn ngày lành( tránh thứ ba

hàng tuần ) mời các PoChang, Popaseh đến nhà chủ trì buổi lễ, cầu cho gia chủ mọi sự bình an khi vào nhà mới. + Lễ Rija Nagar.

Là lễ cầu xin Thần mẹ xứ sở các vị thần linh giúp cho

người Chăm tránh được những điều xấu xa, xui xẻo trong năm cũ như ốm đau, hạn hán, lũ lụt…Cầu xin những điều tốt lành như sức khoẻ và sự bình yên cho xóm làng và mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi.

- Hôn nhân

Những tập tục trong hôn nhân của người Chăm Hồi giáo(Chăm Islam

+ Chọn ngày lành tháng tốt. + Lễ hỏi

+ Lễ cưới

Những tập tục trong hôn nhân của người chăm bani

Điều kiện đầu tiên của lễ hỏi la bao giờ cô gái cũng phải

kém tuổi chàng trai. Đến ngày đã chọn, nhà gái làm bánh tét và bánh gan tay giao cho hai vợ chồng ông mối chính và hai vợ chồng ông mối phụ đi sang nhà trai. Nhà trai mời họ hàng đến tiếp chuyện với đại diện nhà gái. Nếu mọi việc tốt đẹp thì họ sẽ cùng nhau ăn bánh, uống nước rồi đại diện nhà gái mời nhà trai sang nhà cô dâu

- Tang ma

+ Chăm ( châu đốc)

Biết tin một bệnh nhân đang hấp hối, một số hàng xóm được huy động tới để đọc kinh Coran. Một người thân lấy nước vuốt mặt cho người chết, người nhà khóc lóc. Thông tin được thông

báo cho hàng xóm, mọi công việc đều ngưng. Chọn khoảng đất chung quanh thánh đường Châu Giang để đào huyệt.

Người chết thường được chôn ngay trong ngày. Buổi tối hôm đưa đón, mọi người tụ tập taị tang gia để đọc kinh.

+ Chăm (Bình Thuận )

Người chết cả nhà oà lên khóc, bà con chòm xóm nghe thấy

tiếng khóc biết có người qua đời. Bà con sui gia thì đem chén đĩa, chăn gối đến cho. Người chết được đặt lên một cái võng có phủ chiếu. Để trong nhà lâu hay chóng tuỳ gia cảnh giàu nghèo. Người Chăm đào huyệt không sâu hơn khoảng một thước. Huyệt thường đào gần mộ mẹ chết . Chôn cất xong , thân nhân người chết kiêng cữ một ngày ở luôn trong nhà.

Viếng mộ

Một phần của tài liệu THTCHAM[1] ppsx (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(86 trang)