Nợ quá hạn là vấn đế mà bất ký Ngân hàng nào cũng quan tâm, và làm hạn chế chúng. Bởi vì khi phát sinh nợ quá hạn chứng minh khả năng thanh toán của Ngân hàng bị giảm sút, đồng vốn cho vay khó thu hồi. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng được xem là kém hiệu quả và có tác động xấu đến lợi nhuận của Ngân hàng. Hơn nữa, nợ quá hạn tăng cao cũng là dấu hiệu của rủi ro tín dụng.
4.3.4.1. Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng
Bảng 9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 17.123 19.434 11.889 2.311 13,50 -7.545 -38,82 Trung-dài hạn 51.325 60.535 41.151 9.210 17,94 -19.384 -32,02 Tổng NQH 68.448 79.969 53.040 11.521 16,83 -26.929 -33,67
Hình 9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
Nợ quá hạn ngắn hạn: Tình hình NQH cũng biến động không đồng đều và giảm mạnh năm 2007. Cụ thể năm 2005 là 17.123 triệu đồng, năm 2006 là 19.434 triệu đồng do doanh số cho vay trong năm này tăng đã làm cho NQH tăng 2.311 triệu đồng, tương ứng tăng13,5% so với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng cao đặc biệt là lĩnh vực cho vay nông nghiệp cũng do tình hình rầy nâu, sâu bệnh tăng nhanh trên diện rộng, ngập lũ thường xuyên đã dẫn đến mùa màng thất bát không trả được nợ đó là lý do chính làm cho làm nợ quá hạn ngắn hạn tăng nhanh trong thời kỳ này. Nhưng năm 2007 NQH có chiều hướng giảm xuống ở mức 11.889 triệu đồng, giảm 7.587 triệu đồng , tương ứng giảm 38,82% so với năm 2006. Nợ quá hạn giảm một phần do tình hình cán bộ tín dụng đã được trấn chỉnh kịp thời, bồi dưỡng nghiệp vụ, ngăn chặn xử lý rủi ro nhanh chóng, kịp thời. Ngân hàng thực hiện việc giao chỉ tiêu NQH đến từng phòng. Năm 2007 tỉnh Cà Mau bị ảnh hưởng tình hình dịch bệnh: tai xanh, cúm gia cầm rất trầm trọng làm các hộ kinh doanh trong lĩnh vực này bị mất trắng, gây khó khăn trong việc thu hồi nợ. Ngoài ra, cũng do sự đầu tư đúng hướng Ngân hàng đã lựa chọn được khách hàng uy tín đang gặp vướn mắc để kịp thời giúp họ giải quyết khó khăn tạm thời và nhanh chóng thu hồi được nợ, tạo uy tín qua lại giữa Ngân hàng và khách hàng
Nợ quá hạn trung và dài hạn: Cũng tương tự như ngắn hạn thì năm 2006 là 60.535 triệu đồng, tăng 9.210 triệu đồng, tương ứng tăng 17,94% so với năm 2005. Trong năm nợ quá hạn tăng do những khoản nợ trung và dài hạn trong hạn năm trước đã chuyển sang khoản nợ quá hạn trong năm này. Mặt khác do ảnh hưởng những khoản nợ quá hạn của việc hỗ trợ vốn phục hồi sau cơn bão số 5 nên NQH trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007 là 41.151 triệu đồng, giảm 19.484 triệu đồng, tương ứng giảm 32,02% so với năm 2006. Nợ quá hạn trung và dài hạn giảm nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao là do các doanh nghiệp có
nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa còn tồn, chưa thu hồi vốn kịp nên nợ quá hạn tăng cao trong năm 2006. Và đã giảm nhanh trong năm 2007 do doanh nghiệp đã xử lý tốt hàng hóa tồn đó.
4.3.4.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % DNNN 12.731 16.874 9.865 4.143 32,54 -7.009 -41,54 TPKT khác 55.717 63.095 43.175 7.378 13,24 -19.920 -31,57 Tổng NQH 68.448 79.969 53.040 11.521 16,83 -26.929 -33,67
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau)
Hình 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HAN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Năm 2007 NQH giảm đáng kể là đều đáng mừng đối với hoạt động của Ngân hàng. Chứng tỏ Ngân hàng có nhiều nổ lực trong công tác thu hồi và xử lý nợ đến hạn. Mặt khác, do công tác thẩm định ngày càng có hiệu quả, lựa chọn đúng khách hàng, cho vay đúng thời điểm các TPKT làm ăn có hiệu quả, kinh tế tăng trưởng ổn định nhằm bảo đảm thu hồi nợ đúng hạn cụ thể như sau:
Doanh nghiệp nhà nước: Nợ quá hạn của DNNN năm 2005 là 12.731 triệu đồng, năm 2006 là 16.874 triệu đồng, tăng 4.143 triệu đồng bằng 32,54% so với năm 2005. Đó là do các DNNN còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đồng vốn chậm thu hồi. Năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống còn ở mức 9.865 triệu đồng, giảm 7.009 triệu đồng bằng 41,54% so với năm 2006. Điều đáng mừng là dù còn ít DNNN nhưng các khách hàng lớn này cũng ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn trước và giảm dần nợ quá hạn cho Ngân hàng.
Đối với các TPKT khác: Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng NQH, trong năm 2006 là 63.095 triệu đồng, tăng 78.378 triệu đồng, tương ứng tăng 13,4% so với năm 2005 .Mặc dù cán bộ tín dụng đã cố gắng trong công tác tận thu nhưng do các DNNN vừa chuyển sang cổ phần hóa hoạt động chưa đi vào nề nếp nên việc trả nợ Ngân hàng gặp nhiều khó khăn và năm 2007 chỉ tiêu này cũng giảm xuống phù hợp với sự giảm xuống của doanh số cho vay là 19.920 triệu đồng, giảm tương ứng 31,57% so với năm 2006. Nợ quá hạn giảm cho thấy sự khởi sắc trong sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế khác trong sử dụng vốn vay đúng mục đích bảo đảm trả được nợ vay đúng hạn theo hợp đồng thực hiện tốt việc giao chỉ tiêu NQH đến từng phòng và Ngân hang cũng tiến hành giảm miễn lãi, xóa nợ cho các khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.3.4.3. Các nguyên nhân chung phát sinh nợ quá hạn.
Nguyên nhân
− Nợ quá hạn tăng chủ yếu trong khối cho vay nông nghiệp và nông thôn. Dư nợ xấu khối nông nghiệp chiếm tỷ trọng 83% trên tổng dư nợ xấu vốn thông thường. Do bà con nông dân nuôi tôm, bị tôm chết kéo dài trên diện rộng, thu nhập phân tán nhỏ lẽ chỉ đủ chi tiêu cho cuộc sống gia đình thường nhật, từ đó không trả được nợ vay Ngân hàng và nợ càng thêm nợ, Ngân hàng đã phát sinh nợ quá hạn, số nợ quá hạn này có khả năng phát sinh tăng trong thời gian tới.
− Tình trạng cho vay cán bộ công nhân viên khu vực nông thôn cũng phát sinh NQH nhiều, nhất là giáo viên và cán bộ công nhân viên cấp xã trở xuống, thu nhập bấp bênh, làm việc không ổn định, chuyển nơi công tác, thôi việc liên tục.
− Một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chờ bán lại tài sản trả nợ (tại hội sở có 3 doanh nghiệp năm 2006).
4.3.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCTVN Chi nhánh Cà Mau
Đất nước ngày càng phát triển bền vững thì nhu cầu đầu tư của người dân ngày càng cao và lượng vốn cần cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng để bắt kịp với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong quá trình công nghệ hóa hiện đại hóa thì nhu cầu vốn để phát triển Công Thương nghiệp dịch vụ là rất lớn. Vì vậy, NHCT Cà Mau đã am hiểu thị trường, kịp thời cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Bảng 11: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG ( 2005 – 2007)
Khoản mục Đvt Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Vốn huy động Triệu đồng 217.790 413.193 450.381
2. Doanh số cho vay Triệu đồng 5.387.869 5.637.670 5.035.903
3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 5.125.567 5.567.843 5.118.812
4. Tổng dư nợ Triệu đồng 1.089.787 1.159.614 1.076.705
5. Nợ quá hạn Triệu đồng 68.448 79.969 53.040
6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 958.636 1.124.700 1.118.159
7. Hệ số thu nợ (3/2) % 95,13 98,76 101,65
8. Nợ quá hạn/trên tổng dư nợ % 6,28 6,90 4,93
9. Tổng dư nợ /vốn huy động Lần 5,00 2,81 2,39
10. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 5,35 4,95 4,58
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau)
Hệ số thu nợ: Năm 2005 là 95,13%, năm 2006 là 98,13%, năm 2007 là 101,65%. Cho thấy thu nợ của Ngân hàng tốt gần bằng 100%, đây là biểu hiện đáng mừng doanh thu nợ tăng, giảm đạt gần bằng doanh số cho vay. Đặc biệtlà năm 2007 đạt 101,65%. Cho thấy Ngân hàng luôn tích cực tìm những biện pháp đúng đắn bảo đảm việc thu hồi nợ nhanh chóng và đầy đủ đồng thời cũng cho thấy không chỉ thu được nợ trong năm hiện tại mà Ngân hàng còn thu được nợ cho vay các năm trước đến hạn.
Nợ quá hạn/tổng dư nợ: Do chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tỷ lệ này có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể: Năm 2005 là 6,28%, năm 2006 là 6,9%.doanh số dư
nợ tăng cao nhưng nợ quá hạn không quá cao. Năm 2007 chỉ tiêu này giảm xuống mạnh ở mức 4,93% do áp dụng nhiều biện pháp xử lý rủi ro và do Ngân hàng làm tốt công tác quản lý thu nợ kết hợp với việc khách hàng làm ăn có hiệu quả. Mặc dù, so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước chỉ tiêu này còn rất cao và cũng còn khá cao so với các Ngân hàng thương mại quốc doanh khác trên địa bàn. Tỷ lệ này cao là do: vẫn còn một số khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, hàng hóa tồn động nhiều, làm cho khả năng thanh toán của họ bị yếu kém, dẫn đến một số doanh nghiệp, cá nhân bị phá sản, giải thể không thể trả được nợ đúng hạn. Mặt khác, do Chi nhánh thực hiện chuyển NQH theo công văn 1627/2001/QĐ/NHNN theo đó quy định nếu Ngân hàng trễ hạn một kỳ hạn nợ hoặc một giấy nhận nợ thì toàn bộ số dư hợp đồng sẽ chuyển sang nợ quá hạn làm cho dư nợ quá hạn cao nhưng số dư thực tế thấp hơn. Một lý do nữa là trong những năm gần đây tình hình NQH trong cho vay nông dân vẫn tiếp tục thua lỗ do tôm chết kéo dài. Do đó Ngân hàng cần xem xét thận trọng hơn trong việc cho vay đối tượng này.
Tổng dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này của Ngân hàng thấp không cao qua các năm cụ thể năm 2005 là 5 lần, năm 2006 là 2,81 lần, năm 2007 là 2,39 lần chỉ tiêu có dấu hiệu giảm qua các năm nhưng vốn huy động qua các năm thì tăng lên, điều này thể hiện việc sử dụng vốn huy động của Ngân hàng chưa thật hiệu quả làm ảnh hưởng đến lợi nhuận Ngân hàng khi không sử dụng triệt để nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh trong 3 năm qua có biến động giảm nhưng không lớn. Năm 2005 là 5,35 vòng và năm 2006 là 4,95 vòng, đến năm 2007 vòng quay vốn tín dụng chung là 4,58 vòng giảm không nhiều so với 2 năm trước. Trong đó, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn là 5,55 vòng, bình quân 65 ngày/1 vòng quay, nhanh hơn năm trước 0,73 vòng. Điều đó phản ánh cơ cấu cho vay vốn ngắn hạn của Chi nhánh Nguyên nhân là do năm 2006 tình hình hoạt động của nhóm khách hàng chính của Chi nhánh là khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản gặp khó khăn, Ngân hàng giảm cho vay làm cho thu nợ giảm tương ứng. Ngoài ra, Ngân hàng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng cho vay nên
giảm vòng quay tín dụng của Chi nhánh. Chỉ tiêu này giảm có tác động xấu đến công tác quay vòng vốn của Ngân hàng, góp phần làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng trong năm 2007.
Tóm lại:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Hoạt động tín dụng không chỉ đơn thuần là tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn đóng vai trò to lớn đối với đời sống của nhân dân trong trong Tỉnh. Với nền kinh tế thị trường hiện nay nếu người dân không tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng mà vay trên thị trường tự do với lãi suất cao sẽ chỉ đủ để bù đắp cho phần lãi nặng về từ món vay đó, không thể đầu tư để tiếp tục và tái sản xuất mở rộng được. Không thể tạo ra được nhiều hàng hóa phục vụ tiêu dùng ở địa phương. Trong nước và xuất khẩu sang các nước khác để thu nhiều lợi nhuận, góp phần tăng trưởng nền kinh tế xã hội của Tỉnh nhà.
Với chức năng “đi vay để cho vay” và phương châm hoạt động “an toàn, tăng trưởng, hiệu quả” trên cơ sử kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Ngân hàng và lợi ích của khách hàng, NHCT Cà Mau bằng nhiều hình thức huy động vốn cũng như cho vay vốn cùng với thái độ phục vụ ân cần đã góp phần tạo ra sự tăng trưởng không ngừng trong hoạt động kinh doanh, quy mô ngày càng được mở rộng và luôn giữ được ưu thế của mình là một địa vị đóng góp tích cực vào sự nghiệp cung ứng nguồn vốn cho sự tăng của Tỉnh tận cùng cực Nam tổ quốc.