Mảng anten vi dải với hệ thống tiếp điện song song hai chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu và phát triển mảng anten vi dải cấu trúc lá cây với búp sóng dải quạt, độ lợi cao và mức búp phụ thấp cho ứng dụng Wi-Fi định hướng (Trang 35 - 37)

Hệ thống tiếp điện song song một chiều có thể được sắp xếp một cách hợp lý để tạo ra hệ thống tiếp điện song song hai chiều như hình dưới. Các mảng con có thể được dùng để tạo ra anten lớn hơn với số phần tử là ở một bên để duy trì tính đối xứng. Nếu một trong hai bên có số phần tử là lẻ thì sự đối xứng sẽ không còn. Do vậy, trong các mảng bất đối xứng, bộ chia công suất tỷ lệ khác nhau được sử dụng để có được phân bố đồng đều [20].

2.3.4. Bộ chia công suất

Như đã nói, thực chất hệ thống tiếp điện của anten mảng là tập hợp các bộ chia công suất đều hoặc không đều tới các phần tử anten trong mảng. Hầu hết các hệ thống tiếp điện từ nối tiếp đến song song thường sử dụng bộ chia công suất ba công kiểu khớp nối T (T-Junction). Trong phần này, đặc tính của các bộ chia T- junction, Wilkinson sẽ được trình bày.

a) Bộ chia công suất T-Junction

Bộ chia công suất đơn giản nhất và cũng phổ biến nhất là bộ chia kiểu T- junction với hai cổng ra và một cổng vào. Ma trận tán xạ của một mạng ba cổng bất kỳ có 9 phần tử độc lập như sau [19]:

[ ] [

] (2.2)

Nếu thiết bị là thụ động và không chứa chất liệu dị hướng, thì nó phải là thuận nghịch và ma trận tán xạ của nó sẽ đối xứng hay là . Thông thường, để tránh mất mát về mặt công suất, chúng ta cần thiết kế một khớp nối là không suy hao và phải phối hợp với tất cả các cổng. Tuy vậy, xây dựng một mạng 3 cổng thuận nghịch không suy hao và phối hợp trở kháng với tất cả các cổng là không thể.

Nếu tất cả các cổng được phối hợp thì, và nếu mạng là thuận nghịch thì ma trận tán xạ lúc này trở thành.

[ ] [

] (2.3)

Nếu mạng đó lại không tổn hao, thì theo luật bảo toàn năng lượng, ma trận tán xạ phải thỏa mãn tính chất của ma trận đơn vị, hay thỏa mãn các điều kiện sau:

| | | | (2.4)

| | | | (2.5)

(2.7)

(2.8)

(2.9)

Những phương trình (2.6) và (2.7) ở trên thể hiện rằng ít nhất 2 trong 3 tham số ( ) phải bằng 0. Tuy nhiên, điều kiện này sẽ mâu thuẫn với một trong hai phương trình ở trên, hay có nghĩa là một mảng 3 cổng không thể đồng thời không suy hao, thuận nghịch và phối hợp trở kháng với tất cả các cổng. Vì vậy, một thiết bị thực tế chỉ có thể đáp ứng được 2 trong 3 điều kiện nêu trên.

Nếu một mạng 3 cổng không thuận nghịch, thì và những điều kiện về bảo toàn năng lượng và phối hợp trở kháng lối vào có thể được đáp ứng.

Bộ chia công suất T-junction là một mạng ba cổng đơn giản có thể dùng để chia hoặc tổ hợp công suất và nó có thể được thực thi trên bất kỳ môi trường đường truyền nào. Hình dưới thể hiện một vài kiểu T-junction sử dụng phổ biến trong ống dẫn sóng và đường truyền vi dải [19].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu và phát triển mảng anten vi dải cấu trúc lá cây với búp sóng dải quạt, độ lợi cao và mức búp phụ thấp cho ứng dụng Wi-Fi định hướng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)