Một số vấn đề cần giải quyết khi triển khai IPTV tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu về tiêu chuẩn truyền hình theo phương thức IP (IPTV) và khả năng ứng dụng ở Việt Nam (Trang 93 - 95)

CHƢƠNG 4 : XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN IPTV

4.3 Những khó khăn và thuận lợi ban đầu khi triển khai IPTV tại Việt Nam

4.3.3 Một số vấn đề cần giải quyết khi triển khai IPTV tại Việt Nam

IPTV không đơn thuần là số hoá và đưa nội dung chương trình truyền qua Internet . Truyền hình truyền thống đưa ra nhiều kênh nội dung và người xem chuyển qua lại giữa các kênh để tìm nội dung mình thích. Ngược lại với IPTV cho phép khán giả chủ động chọn những nội dung gì mình muốn xem. Như vậy việc xây dựng nội

Ở Châu Âu, khách hàng có thể trả cho dịch vụ IPTV vào khoảng 30-40 USD/ tháng. Với thu nhập hiện tại của người dân Việt Nam, họ không thể trả cho nhà cung cấp dịch vụ cao như vậy. Muốn thành công thì phải có một chiến lược riêng để triển khai tại thị trường Việt Nam dựa trên mức thu nhập bình quân đầu người, và đưa ra một mức giá có thể chấp nhận được.

Xét trên khía cạnh công nghệ, xu hướng hiện nay là sự hội tụ của nhiều công nghệ để đưa ra những loại hình dịch vụ tổng hợp (như kết hợp các dịch vụ thoại, số liệu và băng rộng) cho khách hàng, đồng thời tận dụng được những cơ sở hạ tầng sẵn có để giảm thiểu chi phí đầu tư nâng cấp. Dịch vụ IPTV chính là một sản phẩm của khả năng tích hợp và hội tụ khi mà chỉ với một thiết bị đầu cuối khách hàng có thể sử dụng khoảng 6-7 loại hình dịch vụ con (truyền hình quảng bá, truyền hình theo yêu cầu, điện thoại thông thường, điện thoại IP, điện thoại truyền hình, truy cập Internet, v.v...). Hơn nữa việc áp dụng công nghệ để triển khai những dịch vụ với các chi phí nhỏ, tối ưu hoá hạ tầng viễn thông sẵn có sẽ tăng sức cạnh tranh khi mà thời gian gia nhập WTO của Việt Nam đang đến gần.

Việc triển khai dịch vụ IPTV sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc mạng của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải có kế hoạch triển khai nâng cấp hạ tầng mạng đáp ứng nhu cầu băng thông cho dịch vụ cả trong mạng trục, mạng kết tập và mạng truy cập. Việc tính toán băng thông cũng như dự báo nhu cầu dịch vụ là công tác cần xem xét trong quá trình xây dụng và triển khai dịch vụ.

Khi tính toán băng thông mạng để triển khai cung cấp dịch vụ IPTV nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Chọn chuẩn mã hóa:

- MPEG-2 : 3.5-5Mbps/kênh truyền hình chuẩn (STV) - H.264 (MPEG-4 part 10): 2Mbps/STV

8-12Mbps/kênh truyền hình phân giải cao (HDTV)

Như vậy, nếu dùng chuẩn mã hóa H.264 băng thông mạng sẽ được tiết kiệm hơn, nhưng giá thành một bộ STB/H.264 lại đắt hơn STB/MPEG-2. Lợi về băng thông cho nhà cung cấp dịch vụ, nhưng chi phí đầu tư ban đầu của khách hàng cao.

Ảnh hưởng của dịch vụ IPTV chủ yếu đến băng thông mạng kết tập và mạng truy cập, đồng thời phụ thuộc vào số lượng kênh IPTV phát trên mạng.

Với dịch vụ IPTV, cần tối ưu việc sử dụng băng thông bằng cách thiết kế mạng với điểm sao chép luồng multicast (leaf multicast) càng gần khách hàng càng tốt, hướng tới khả năng chỉ thực hiện sao chép nội dung multicast tại cổng vào nhà thuê bao. Vì vậy việc tính toán băng thông mạng là hết sức cần thiết.

Băng thông mạng cần đáp ứng cho dịch vụ IPTV: Tổng số kênh IPTV xác định tổng băng thông mạng cần để cung cấp dịch vụ. Ví dụ: nếu có 100 kênh IPTV phát trên mạng được mã hóa bằng H.264 (2Mbps/STV), thì yêu cầu băng thông dành cho IPTV là 200Mbps.

Bài toán tính lưu lượng dịch vụ cho toàn mạng là một bài toán phức tạp, đôi khi cần phải dựa vào thực tế khai thác, thói quen sử dụng dịch vụ của từng địa bàn dân cư, từng khu vực cụ thể để tính toán và có các điều chỉnh lưu lượng hợp lý trong quá trình khai thác.

Để tối ưu băng thông mạng đáp ứng đủ băng thông cung cấp dịch vụ IPTV, thiết bị mạng cần hỗ trợ tính năng Multicast đối với mạng trục và IGMP đối với mạng kết tập và mạng truy cập, trong tương lai sẽ là mạng thuê bao (TR-101).

Một điểm cần quan tâm nữa đó là số các doanh nghiệp có quan hệ lợi ích trái ngược nhau đối với IPTV là rất lớn. Trong khi các công ty viễn thông tích cực xúc tiến triển khai IPTV thì các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp lại ra sức bảo vệ thị trường của mình. Lợi ích của các doanh nghiệp này là khác nhau nên cần phải có những chiến lược phát triển thị trường phù hợp với từng bên. Hãy để suy nghĩ IPTV với truyền hình cáp không phải là các đối thủ một mất một còn mà hoàn toàn có thể tồn tại song song với nhau trong cùng một nhà hay trong một hộ gia đình. IPTV thích hợp với những người trẻ, có xu hướng thích công nghệ và thích truyền hình tương tác. Nên có mục tiêu cá thể hoá tối đa việc xem truyền hình.

Để đưa tới người sử dụng những nội dung phong phú và đa dạng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khi bắt tay vào sản xuất nội dung có nhiều khó khăn vì thế cần thiết có một sự hợp tác với các nhà sản xuất nội dung chuyên nghiệp ví dụ như một giải bóng đá chỉ có một kênh truyền hình được mua thì khi nhà cung cấp dịch vụ tham gia vào thì bản quyền sẽ được chia đôi sẽ có lợi cho các nhà cung cấp nội dung và cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông

Đồng thời có thể khẳng định với hạ tầng mạng truy nhập hữu tuyến và vô tuyến băng rộng trên cơ sở mạng NGN hiện đại mà các nhà khai thác cung cấp dịch vụ của Việt Nam đã và đang hướng tới xây dựng thì việc triển khai dịch vụ IPTV là hợp lý và khả năng bảo đảm đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ này là hoàn toàn khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu về tiêu chuẩn truyền hình theo phương thức IP (IPTV) và khả năng ứng dụng ở Việt Nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)