3.1.3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm qua cơ sở hạ tầng của xã không ngừng được thay đổi. Việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các công trình văn hoá phúc lợi công cộng, công trình dân sinh đã làm thay đổi bộ mặt của xã.
Giao thông
Xã Dương Phong có tuyến Quốc lộ 3B chạy qua với tổng tuyến là 12 km đây là con đường huyết mạch nối Dương Phong với thị xã Bắc Kạn và trung tâm huyện Chợ Đồn. Đường giao thông liên thôn (bản), liên xã được Nhà nước đầu tư xây dựng, tổng chiều dài từ trung tâm xã đến trung tâm huyện 40 km trong đó nhựa hóa, bê tông hóa 40km chiếm 100%.
Đường trục liên xã có tổng chiều dài 13km trong đó dải nhựa 13km, tổng chiều dài đường ngõ xóm 5,9km trong đó 3,2km đã được bê tông hóa còn lại 2,7 km đường cấp phối.
Cơ sở hạ tầng xã có trụ sở UBND xã gồm 3 dãy nhà cấp IV, 01 hội trường , nhà vệ sinh được đảm bảo. Dự kiến trụ sở UBND xã được xây dựng cuối năm 2019 và đầu năm 2020 để phù hợp với quy hoạch xây dựng Nông thôn mới.
Điện
Toàn xã có 06 trạm biến áp, với hệ thống dây truyền tải đến trung tâm của 10/10 thôn.
Hệ thống lưới điện đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của ngành điện Tỷ lệ hộ dấn sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 100%
Thuỷ lợi
Nhìn chung các công trình thuỷ lợi đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, hệ thống giao thông thuỷ lợi trên địa bàn gồm có: 01 trạm bơm, 07 đập kênh, 52 hệ thống mương, phai tạm.
Tổng chiều dài kênh mương: 9,25km, trong đó kiên cố hoá 7.97 km về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh. Đạt 86,1%. Duy trì 10 tổ quản lý thủy nông, tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ 27 công trình do xã quản lý.
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên: Đạt
Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.
Y tế:
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, chiếm 95%
Tổng diện tích trạm y tế xã 299,1 m2 nhân lực tổng số cán bộ là 4 đồng chí So sánh mức độ đạt với tiêu chuẩn tiêu chí: chưa đạt
Dự kiến xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn nông thôn mới trong cuối năm 2019 đã được UBND huyện Bạch Thông phê duyệt đầu tư xây dựng
Giáo dục - đào tạo
Do có nhiều tiến bộ trong công tác và học tập, nên chất lượng dạy và học được nâng cao, đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng về chuyên nghiệp vụ và trình độ chính trị, tỷ lệ học sinh lên lớp năm sau cao hơn năm trước, xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở. Phần lớn phòng học được
xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học được đầu tư.
Trường mầm non: Trường chính
- Diện tích 1118,3m2, có 3 nhà câp IV gồm 7 phòng học kép kín - Sân chơi được bê tông hóa
- Quy mô:11 giáo viên, tổng số trẻ là 130 bé.
- 3 điểm trường đều chưa được kiên cố và chưa có sân chơi ở 3 thôn Bản Mún I, Khuổi Cò và Bản Pè
+ So với tiêu chí: Chưa đạt
Trường tiểu học và trung học cơ sở: Gồm 1 trường chính và 1 điểm trường tiểu học
- Trường chính diện tích mặt bằng 7.306,1 m2, lớp học gồm 2 dãy nhà 2 tầng và 7 dãy nhà câp VI với tổng là 13 phòng học.
- Nhà công vụ gồm 12 dãy nhà cấp VI và 5 phòng không có trường chỉ có 5 phòng, 2 phòng Ban giám hiệu, 1 phòng y tế, 1 phòng thiết bị thư viện, 1 phòng hội đồng và 1 hoạt động đoàn thể
- Sân chơi được bê tông hóa có tường rào + Các điểm trường là nhà cấp IV,
- Quy mô gồm 22 giáo viên, học sinh cấp I là 151 em, học sinh cấp II là 76 em . - Có nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên
+ So với tiêu chí: Chưa đạt
Cơ sở văn hóa
- Nhà văn hóa xã: chưa có
Trung tâm thể thao tổng diện tích sân thể thao không đủ điều kiện theo tiêu chuẩn Bộ văn hóa
- Hiện tại 1/10 thôn có nhà văn hóa cấp IV.Tuy nhiên đã xuống cấp cần được sửa chữa và bổ sung nội thất.
- Xã có 1 điểm văn hóa bưu điện trung tâm xã là nhà cấp IV cơ sở hạ tầng đã cũ cần nâng cấp làm mới. Đây là điểm truy cập internet công cộng cho bà con (ở thôn Tổng Ngay)
3.1.3.4. Thực trạng Văn hóa - Xã hội
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Y tế xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện tốt các mục tiêu chương trình y tế Quốc gia, khám chữa bệnh cho nhân dân và tiêm chủng mở rộng (100% trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm chủng). Thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, trong năm qua không xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng.
Tuyên truyền giáo dục Pháp lệnh dân số, vận động các đối tượng trong độ tuổi thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Đội ngũ cán bộ y tế đã được tăng cường có chuyên môn và trách nhiệm cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
Tiếp tục duy trì chuẩn quốc gia về y tế, tổng số lượt ca khám chữa bệnh năm 2017 là 3.471 lượt bệnh nhân.
Văn hoá, thể dục – thể thao
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá được tổ chức thực hiện rộng khắp tại các thôn bản, xã có trạm truyền thanh thông tin đến các thôn (bản), qua đó tuyên truyền kịp thời mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đến nay có 417/495 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Các thôn trong xã đã xây dựng hương ước, quy ước và được cấp trên phê duyệt cho áp dụng triển khai thực hiện. Việc: Hiếu, hỷ được thực hiện theo nếp sống mới. Các lễ hội Dân tộc được duy trì và tổ chức đều đặn vào các dịp đầu xuân năm mới tại địa phương. Nội dung phong phú lành mạnh, góp phần hạn chế các hủ tục mê tín, dị đoan.
Phong trào văn nghệ - thể dục - thể thao phát triển rộng khắp thu hút đông các đối tượng tầng lớp nhân dân tham gia luyện tập, xã có đội cầu lông, tham gia các giải đấu do huyện tổ chức và thi đấu giao hữu với các địa phương khác, đạt giải cao. Vào các ngày lễ, hội như hội xuân tổ chức thi đấu bóng đá, kéo co, tung còn, đem lại tinh thần, sức khoẻ cho vận động viên.
3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Dương Phong huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Các động lực chi phối tới vùng môi trường
Khu vực xã Dương Phong có mật độ dân cư thấp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Dựa vào đặc điểm của vùng ta xác định được các yếu tố chi phối môi trường là:
- Vấn đề gia tăng dân số
- Phát triển kinh tế: Nông nghiệp, Công nghiệp, xây dựng... - Trình độ dân trí
Việc xác định các yếu tố này giúp ta tìm hiểu và phân tích chính xác hơn những nguồn gây ô nhiễm có tác động chủ yếu đến các yếu tố là áp lực, hiện trạng, tác động và đáp ứng.
3.2.2. Những áp lực từ các yếu tố đến vùng môi trường
3.2.2.1. Vấn đề gia tăng dân số
Tổng dân số trong toàn xã đến năm 2017 là 1983 người, 495 hộ gia đình với 6 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Dao, Nùng, Kinh, Sán Chí, Vân Kiều. Trong đó có 03 dân tộc chính là Tày, Kinh, Dao, dân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn.
Với tỷ lệ sinh tự nhiên 2,1 % dự báo đến năm 2020 là 2074. Dân số tăng nhanh do người dân chưa nhận thức được việc sinh đẻ có kế hoạch; trình độ dân trí thấp; điều kiện đi lại khó khăn,… sẽ tạo ra áp lực tới môi trường và xã hội tại khu vực xã Dương Phong như sau:
- Đói nghèo: Thực hiện rà soát, thu thập thông tin hộ nghèo và hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo của xã là 63/495 hộ chiếm 12,72 %; hộ nghèo là 56/495 hộ chiếm 11,31%.
- Sự chuyển dịch dân cư: Đa số người dân chỉ làm nông nghiệp lao động mùa vụ, không có ngành nghề làm thêm, lao động chưa qua đào tạo lớn chiếm tới 68,71%. Do vậy thời gian không có việc làm lao động nông thôn thường ra thị trấn kiếm việc làm thuê, bốc vác.
- Nước thải, rác thải sinh hoạt: Do dân số tăng lên kéo theo lượng nước thải và rác thải cũng tăng lên theo, hầu hết tại khu vực nước thải không qua xử lý mà thải thẳng ra môi trường. Các hộ gia đình ven đường thải trực tiếp chất thải ra cống đường mà không qua xử lý cộng thêm cống rãnh đã bị hư hỏng và lâu ngày không được nạo vét gây ứ đọng, gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan.
- Khai thác tài nguyên phá rừng: Do nhu cầu sinh kế người dân đã dốt phá rừng để có đất sản xuất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đặc biệt có thể gây ra các sự cố môi trường như lũ lụt, lũ quét, cháy rừng ở địa bàn gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.
Bảng 3.8 hiện trạng và dự báo dân số xã Dương Phong
TT Hạng mục Đơn vị tính Hiện trạng 2017 Dự báo 2020
1 Dân số toàn xã Người 1983 2074
2 Dân số trong độ tuổi lao động Người 1243 1629
Tỷ lệ so với dân số % 62,68 78,54
3
Tổng lao động làm việc trong các
ngành kinh tế Người 1243 1629
Tỷ lệ lao động so với độ tuổi % 100 100
3.1
Lao động ngành nông, lâm, thủy
sản Người 1194 1379 Tỷ lệ % 96,06 84,65 3.2 LĐ ngành CN,TTCN và XDCB Người 20 37 Tỷ lệ % 1,61 2,27 3.3 LĐ ngành TM-DV Người 29 213 Tỷ lệ % 2,33 13,08
Dân số tăng lên sẽ gâp áp lực lớn đến hiện trạng môi trường tài nguyên thiên nhiên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 3.3. Áp lực của gia tăng dân số
Gia tăng dân số
Đói nghèo Chênh lệnh Giàu nghèo Nước thải, rác thải Sử dụng tài nguyên Tỷ lệ đói nghèo tăng
Chệnh lệnh cao, Lượng rác tăng lên Khai thác quá mức tài nguyên tệ nạn phát sinh Quản lý Ô nhiễ m Khô ng khí Ô nhiễ m Đất Ô nhiễ m Nướ c Suy giảm chất lượng MT Khó khăn công tác quản lý Gây mùi khó chịu ảnh hưởn g phát triển kinh tế Ảnh hưởn g sức khỏe con ngườ i Giảm đa dạng sinh học Biế n đổi khí hậu Sự cố môi trường
3.2.2.2. Phát triển kinh tế ngành * Nông, lâm nghiệp:
Là một xã vùng cao nên các nghành nghề còn chưa phát triển thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của người dân kết quả năm 2018 với một số cây trồng như:
- Cây Lúa: Tổng sản lượng cây lúa 660,5 tấn.
+ Vụ xuân diện tích 51 ha, năng suất bình quân đạt 59,8 tạ/ha. Sản lượng đạt 305,0 tấn.
+ Vụ mùa diện tích 77 ha, năng suất bình quân đạt 45,8 tạ/ha. Sản lượng đạt 355,5 tấn.
- Ngô: Diện tích 31,5 ha, năng suất bình quân đạt 44 tạ/ha. Sản lượng đạt 138,58 tấn.
- Cây khoai môn: Diện tích 0,63 ha, năng suất bình quân đạt 85 tạ/ha. Sản lượng đạt 5,35 tấn.
- Cây rau các loại: Diện tích 12,46 ha, năng suất bình quân đạt 103 tạ/ha. Sản lượng đạt 128,33 tấn.
- Cây đậu đỗ: Diện tích 0,52 ha, năng suất bình quân đạt 13 tạ/ha. Sản lượng đạt 0,67 tấn.
- Cây lạc: Diện tích 3,66 ha, năng suất bình quân đạt 19 tạ/ha. Sản lượng đạt 6,95 tấn.
- Cây Khoai lang: Diện tích 0,3 ha, năng suất bình quân đạt 47 tạ/ha. Sản lượng đạt 1,41 tấn.
* Về chăn nuôi:
Đàn gia súc, gia cầm phát triển bình thường. Tổng đàn Trâu: 64 con, Bò: 17 con; đàn lợn: 1350 con; đàn gia cầm: 16.400 con. Đa số các hộ đều có ao nuôi cá phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình hàng ngày.
* Về lâm nghiệp:
Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng trong năm không có các vụ khai thác lâm sản trái phép xảy ra. Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là giao đất giao rừng cho các hộ gia đình.Tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng, luật và văn bản quy phạm về phòng chống cháy rừng.
* Sức ép của hoạt động sản xuất nông nghiệp lên môi trường:
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng của cả xã cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân tại đây, nhưng hiện nay, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng phổ biến trong hoạt động nông nghiệp. Cùng với đó là rác thải từ hoạt động sản xuất khiến ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp ngày càng phổ biến và trầm trọng .Những loại chất thải nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều tại các vùng nông thôn trong khi khả năng đầu tư cho xử lý, giảm thiểu ô nhiễm rất hạn chế. Chính vì thế, người dân sống ở nông thôn đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt với tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
Theo kết quả khảo sát, phần lớn các chất thải sinh hoạt, những loại rác thải nông nghiệp không được phân loại tại nguồn, vứt bừa bãi ra môi trường. Lượng rác thải tồn đọng tại kênh, mương khá lớn và phổ biến, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân cũng như gia tăng gánh nặng bệnh tật.
Chất thải nông nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn, Những loại chất thải còn bám lại trên bỏ bao bì, các chai lọ hoặc các gói hóa chất là chất thải rắn rất độc hại. Thế nhưng, đa số người dân đều chưa có ý thức thu gom để xử lý rác thải nông nghiệp một cách tập trung. Thậm chí có những nơi rác thải nông nghiệp tràn ngập tại các kênh mương hoặc tại các nơi đất trống, điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đến môi trường sống của người dân.
Người dân còn có hiện tượng khai hoang, phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, lũ quyét sạt lở đất…
Chăn nuôi là ngành có nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở nông thôn. Ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm tiếng ồn và nguy cơ lây các bệnh từ vật nuôi sang người ngày càng tăng cao do công nghệ, phương thức và quy mô chăn nuôi ở nước ta còn lạc hậu, nhỏ, phân tán, xen lẫn trong khu dân cư. Nguyên nhân do khả năng đầu tư cho chăn nuôi còn rất hạn chế ở đa số nông dân nên việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thường bị bỏ qua và không được chú trọng.
Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường là vô cùng lớn nếu không được xử lý. Đây được xem như những ổ dịch gây bênh cho con người rất nhiều. Các loại dịch bệnh như H5N1, H1N1, tai mũi họng… Các loại ký sinh trùng được hình thành qua quá trình hô hấp và thải trực tiếp ra các vi sinh vật gây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp tới con người như: vi khuẩn ecoli, enterobacteriae,…
Bảng 3.9: những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng Stt Loại phân bón Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)