Hình 2.13 là một ví dụ so sánh hai phiên bản mã nguồn của dự án. Nút
File_A.java được định danh trên cây cấu trúc mã nguồn gốc, sau đó trình duyệt cây thực hiện duyệt hậu thứ tự đồng thời trên hai cây với độ sâu cấp ba, nhận thấy nút thuộc tính có tên ID đã được thay đổi kiểu từ kiểu int thành kiểu long, và nút phương thức A2() tồn tại trên cây mới nhưng không có trên cây gốc, do đó nút này đã được thêm mới.
Chƣơng 3. Phƣơng pháp phân tích ảnh hƣởng các thành phần giao diện và phân loại kiểm thử hồi quy
Chương 2 đã trình bày phương pháp phân tích phụ thuộc trong mã nguồn Java và một số công nghệ nền tảng kèm theo công cụ JCIA. Chương này, luận văn sẽ trình bày phương pháp phân tích ảnh hưởng các các thành phần giao diện trong công nghệ Java Servlet. Tiếp theo là trình bày về kiểm thử hồi quy và phân loại kiểm thử hồi quy từ các thành phần thay đổi và ảnh hưởng tìm được từ công cụ. Cuối chương là quy trình kiểm thử hồi quy dựa trên phương pháp cải tiến.
3.1 Phƣơng pháp phân tích ảnh hƣởng các thành phần giao diện
Với các nền tảng khác nhau thì mã nguồn Java tương tác với các mã nguồn giao diện theo những cách khác nhau. Vì vậy, hiện tại công cụ JCIA tập trung vào phân tích ảnh hưởng giao diện cho công nghệ Java Servlet.
3.1.1 Phân tích kiến trúc Java Servlet
Java Servlet là chương trình chạy trên phía máy chủ Web và đóng vai trò như một lớp trung gian giữa một yêu cầu đến từ một trình duyệt Web hoặc HTTP Client với cơ sở dữ liệu hoặc các ứng dụng trên HTTP Server.