Hàm lượng trung bình PM10
So sánh với một nghiên cứu khác về chất lượng không khí năm 2003 tại Hà Nội [7] cho thấy hàm lượng trung bình các chỉ tiêu quan trắc thường cao về mua đông và
thấp về mùa hè. Các giá trị cực đại thì thường xuyên qua sát được vào thời gian từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Hàm lượng trung bình trong 4 tháng này với số liệu thực nghiệm cũng dao động trong khoảng từ 100-150 ug/m3 như Hình 3.3. Kết quả này cũng tương đồng với những số liệu thống kê bên trên (Bảng 3.4).
Nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi xu hướng cao về mùa đông và thấp về mùa hè là do ảnh hưởng bởi khí hậu, khí tượng (Hình 3.3). Thời tiết mùa đông mang đặc trưng là khô, hanh kèm theo một số hiện tượng vật lý đặc trưng dẫn tới làm nồng độ ô nhiễm bụi tăng mạnh, từ tháng 2 trở đi gió mùa qua vịnh bắc bộ mang theo độ ẩm lớn làm giảm sự phát tán của bụi. Thêm nữa là về mùa đông do khả năng phát tán kém của khí quyển ngược với mùa hè, không khí bị đốt nóng, phát tán lên cao kèm theo mưa nhiều cũng góp phần ảnh hưởng tới xu hướng phát tán bụi theo mùa. “Quy luật này phù hợp với kết quả quan trắc tại nhiều nới khác ở các nước nhiệt đới Bắc bán cầu” [7].
Hình 3.4 Diễn biến hàm lượng trung bình chỉ tiêu quan trắc PM10 năm 2003 [7]
Quy luật diễn biến bụi PM10 theo ngày
Theo nghiên cứu [7] diễn biến hàm lượng ô nhiễm không khí theo ngày từ tháng 5 và tháng 9/2003 tại Hà Nội có xu hướng tăng cao vào giờ cao điểm hàng ngày từ 7-9h sáng và 18-20h tối, trong các tháng hè thì đỉnh cao nhất của buổi sáng và tối
thường ngang nhau. Nhưng bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 1 (mùa đông) các xu hướng này lại có những thay đổi bởi hiện tượng nghịch nhiệt do bức xạ về đêm (NRI - Nocturnal Radiation Inversion).