Thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS trong quản lý quy hoạch xây dựng (Trang 31 - 35)

Chương 2 Công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị và ứng dụng của GIS

2.1 Thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị

Qui hoạch và quản lý đô thị là một trong những công cụ chủ yếu của bộ máy quản lý nhà nước nhằm định hướng, kiểm soát sự hoạt động và tăng trưởng của các đô thị. Hiện nay ở Việt Nam hiện tượng đô thị hóa với tốc độ chóng mặt, kéo theo sự bùng nổ dân số đô thị cùng với sự phát triển nhanh chóng về công sở, nhà ở, các khu công nghiệp, khu du lịch và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã làm gia tăng hàng loạt các vấn đề trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp như quản lý đất đai, sở hữu tài sản … Các hoạt động của con người gắn liền với không gian vật chất xung quanh hết sức phức tạp. Tình trạng mỗi cấp, mỗi ngành mỗi địa phương tự quản lý qui hoạch và quản lý đô thị một cách chắp vá, thiếu căn bản, thiếu hệ thống đã khiến cho nguy cơ chồng lấn giữa các dự án, việc qui hoạch ngành không khớp nối nhau, cho đến các vấn đề cụ thể như kiện tụng về đất đai, sở hữu vật kiến trúc … rất phổ biến. Gây lãng phí thất thoát, mất trật tự an toàn xã hội. Đó là căn bệnh trầm kha mà lâu nay các nhà quản lý đô thị, quản lý xây dựng loay hoay tìm giải pháp tháo gỡ.

Vì vậy, việc đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin địa lý đầy đủ, chính xác, giúp các nhà quản lý đô thị, quản lý nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách nhanh chóng. Với hệ thống thông tin địa lý GIS được vận hành, liên kết, cập nhật đầy đủ, người quản lý với một số thao tác có thể tìm kiếm được đầy đủ thông tin trên một vị trí cần tìm. Các thông tin theo các lớp dữ liệu từ cấu trúc địa chất, địa hình, thủy văn, cho đến các công việc cụ thể như xác định nước ngầm, các công trình ngầm hiện có, các thông tin về diện tích, ranh giới, tọa độ, chủ sở hữu đất và các công trình trên đất, các thông tin về mật độ dân số, qui hoạch định hướng và qui hoạch chi tiết xây dựng, các biến động về sử dụng đất và không gian kiến trúc có thể có … sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng các nhu cầu phát triển. Điều này cũng giúp hoàn thiện hệ thống cải cách hành chính theo hướng một cửa cung cấp thông tin.

Tất cả ứng dụng tại các đô thị sẽ đảm bảo kết nối thông tin với hệ thống cung cấp thông tin, cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người dân, giúp cơ quan nhà nước xử lý cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan, thông tin cho dân biết và có các quyết định chính sách kịp thời cho các nhu cầu giúp người dân, các doanh nghiệp. Tránh được các sai sót trong quản lý và xây dựng đô thị theo qui hoạch, giúp người lãnh đạo có thể theo dõi thông tin đầy đủ và kịp thời trên mạng.

Bên cạnh đó, việc có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến dẫn tới tốc độ tăng trưởng của các đô thị hằng năm rất cao. Kéo theo nhiều biến động về dân cư và đô thị. Hàng loạt các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các khu du lịch, các khu tái định cư,…. đang được đầu tư xây dựng nhanh chóng. Và như nhiều khu đô thị trẻ khác trên toàn quốc, những khiếm khuyết, bất cập cũng đã và đang bộc lộ.

Việc xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ cho công tác quy hoạch xây dựng đô thị trước mắt sẽ giúp ngành quản lý xây dựng phục vụ các yêu cầu của lãnh đạo tỉnh trong việc phát triển, đồng thời có khả năng chia sẻ, tích hợp dữ liệu các Sở chuyên ngành về xây dựng, tài nguyên môi trường, các ban quản lý đô thị, công nghiệp. Về lâu dài, sẽ phát triển liên kết và chia sẻ dữ liệu với tất cả các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh/thành cũng như trong khu vực, trung ương.

2.1.1 Sơ đồ trình tự lập đồ án quy hoạch 1. Thiết kế 1. Thiết kế Khảo sát Lập quy hoạch Trình duyệt 2. Khảo sát đánh giá hiện trạng SDD, cảnh quan, hiện trạng, KTXH 3. Lập các kịch bản phân khu chứng năng Phương án 1,2... 4. Lập quy hoạch sử dụng đất Tổng thể Chi tiết 5. Kiến trúc cảnh quan Tổng thể Thiết kế đô thị 6. Tập hợp tài liệu, hồ sơ, báo

cáo Thuyết minh Bản vẽ 7. Trình duyệt 8. Công bố quy hoạch Công bố Bàn giao QH Hình 7. Trình tự lập đồ án quy hoạch

Quá trình này diễn ra không hoàn toàn tuần tự. Từ bước 7 trình duyệt có thể quay lại bước 3 để điều chỉnh lại phương án. Đây là quá trình điều chỉnh ngược và thường bộc lộ rõ những nhược điểm của phương pháp thể hiện quy hoạch hiện nay. Đó là việc điều chỉnh 1 yếu tố kéo theo nhiều yếu tố khác phải điều chỉnh . Việc thực hiện thủ công và không có sự kết nối giữa các khâu nên thường xảy ra nhầm lẫn.

Ví dụ việc thay đổi quy mô của một lô đất sẽ kéo theo quy mô các lô đất

kế cận thay đổi. Sau khi sủa đổi bản vẽ lại phải sửa đổi các bảng thống kê, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Đây chính là giai đoạn dễ xảy ra sai sót do điều chỉnh không hết các tham số thay đổi.

2.1.2 Một số nhân tố tác động đến công tác lập đồ án quy hoạch

Công tác quy hoạch đô thị nghiên cứu có hệ thống những phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù hợp với những nhu cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải pháp kỹ thuật để thực

hiện các phương pháp bố trí đó. Việc lập quy hoạch đô thị cần tuân theo nhiều nguyên tắc như: Chính sách xây dựng của Đảng và Nhà nước, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, chú ý bảo vệ môi trường sống… Khi lập quy hoạch cần phải chú ý đến các yếu tố sau:

- Ý kiến tham gia của các nhà lãnh đạo, các cơ quan quản lý

- Diễn biến hiện trạng trong thời gian nghiên cứu lập quy hoạch

- Các nhân tố tạo thị và mối liên hệ đến các giải pháp quy hoạch.

- Các công cụ để kiểm soát các chỉ tiêu khống chế xây dựng

- Yếu tố thời gian triển khai lập quy hoạch

- Sức ép của cơ chế thị trường

- Khả năng trình chiếu, báo cáo

- Công bố quy hoạch, sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch

- Khả năng về quản lý xây dựng, phát triển đô thị của đồ án quy hoạch.

2.1.3 Các khó khăn trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng và đô thị hiện nay hiện nay

Công tác quản lý nhà đất và hạ tầng kỹ thuật đô thị Sở Xây dựng thường xuyên phải cập nhật, khai thác và xử lý các thông tin trong các tài liệu, hồ sơ, đặc biệt phải khai thác xử lý nhiều thông tin liên quan đến bản đồ, sơ đồ, bản vẽ. Tuy nhiên, hiện nay, việc quản lý xây dựng, qui hoạch và đô thị chủ yếu dựa trên hồ sơ giấy. Bản đồ giấy không được cập nhật kịp thời, khó sử dụng trong phân tích.

Bên cạnh đó, dữ liệu quy hoạch thường được lưu trong các bản vẽ Autocad, các bản vẽ này chỉ đáp ứng tốt trên máy cá nhân, không thích hợp cho việc chia sẻ và quản lý trên môi trường mạng, do đó khó khăn trong việc cập nhật biến động. Các đồ án qui hoạch phải làm quá nhiều, thời gian nghiên cứu, cho ý kiến về các đồ án qui hoạch kéo dài, kho hồ sơ về các đồ án qui hoạch, các dự án của các nhà đầu tư xin ý kiến quá lớn, hồ sơ nhiều khi chiếm hết cả diện tích làm việc cần thiết của cơ quan. Kho hồ sơ lưu rất lớn nhưng thường bị đóng bụi vì khó khai thác, hồ sơ lưu thường không đầy đủ do một số thành phần bị rút ra để

sử dụng và không được quản lý việc thu hồi.

Các đồ án qui hoạch, các dự án đầu tư do các cơ quan khác nhau lập, thiếu một chuẩn thống nhất, các bản đồ qui hoạch không theo một hệ tọa độ thống nhất dẫn đến khi đặt chồng các qui hoạch chuyên đề của cùng một khu vực lên nhau hay đặt các đồ án của các khu vực liền kề cạnh nhau thì dẫn đến các mâu thuẫn đôi khi nghiêm trọng

Đồ án qui hoạch được trình bày bằng ngôn ngữ chuyên môn khó hiểu đối với những người ngoài nghề. Điều này dẫn đến việc lấy ý kiến công chúng và các cơ quan cấp trên về qui hoạch thường là mất công và khá hình thức vì công chúng cũng như người lãnh đạo khó có thể hiểu rõ được ý đồ của nhà qui hoạch thông qua các bản đồ, bản vẽ bằng ngôn ngữ chuyên ngành. Cũng vì lý do này mà việc quản lý phát triển theo qui hoạch hay gặp khó khăn do cơ quan quản lý qui hoạch khó có thể hóa giải được áp lực của các nhà quản lý cấp trên về các dự án xây dựng không phù hợp qui hoạch đã được phê duyệt

Chính vì vậy, việc ứng dụng GIS phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng là một vấn đề bức xúc và cần thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS trong quản lý quy hoạch xây dựng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)