CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ CẢNH BÁO NGUY CƠ CHÁY RỪNG
3.1 Giới thiệu vùng nghiên cứu:
3.1.1 Sự đa dạng về hệ sinh thái rừng ở Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ kinh tuyến 10208’ Đông đến 109027’ Đông và từ vĩ tuyến 8027’ Bắc đến 23023’ Bắc. Diện tích đất liền vào khoảng 331.698km2. Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, kéo dài theo phương Bắc – Nam, hẹp theo phương Đông – Tây, nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, phía Nam tiếp cận gần với xích đạo. Đường bờ biển kéo dài 3.260km từ Móng Cái đến Hà Tiên, nơi có rừng ngập mặn và rừng phi lao trên cát [1].
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố số liệu về diện tích rừng và cây lâu năm có tán che phủ và có tác dụng phòng hộ tính đến hết năm 2013 trên toàn quốc trong Bảng 3.1. Tổng diện tích rừng bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, trong đó, rừng trồng được chia làm 2 loại là rừng trồng đã khép tán và rừng trồng chưa khép tán.
Bảng 3.1. Diện tích rừng và cây lâu năm ở nước ta tính đến hết năm 2013 (Đơn vị tính: ha) (Đơn vị tính: ha)
TT Loại rừng Tổng cộng
Thuộc quy hoạch 3 loại rừng Ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Tổng diện tích rừng 13.954.454 2.081.790 4.665.531 7.001.018 206.114 1.1 Rừng tự nhiên 10.398.160 1.999.442 4.012.435 4.350.488 35.795 1.2 Rừng trồng 3.556.294 82.348 653.096 2.650.530 170.319 A Rừng trồng đã khép tán 3.160.314 73.179 580.376 2.355.404 151.355 B Rừng trồng chưa khép tán 395.979 9.169 72.720 295.126 18.964
2
Diện tích rừng để tính độ che phủ
13.558.474 2.072.621 4.592.811 6.705.892 187.150
Hiểu được tầm quan trọng của rừng trong phòng chống thiên tai, cải thiện môi trường và sức khỏe của con người, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác trồng, bảo vệ rừng.
Tính đa dạng về các loài cây là một trong những nhân tố quyết định đến tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng ở Việt Nam. Ngoài những yếu tố bản địa đặc trưng, Việt Nam còn là nơi hội tụ của 3 luồng thực vật di cư từ Trung Quốc, Ấn Độ - Himalaya, Malaysia – Indonesia và các vùng khác kể cả ôn đới.
Nước ta có khoảng 11.373 loài thực vật, thuộc 2.524 chi và 378 họ [1]. Các nhà thực vật học dự đoán con số loài thực vật ở nước ta có thể lên đến 15.000 loài. Trong các loài cây nói trên có khoảng 7.000 loài thực vật có mạch, số loài thực vật đặc hữu của Việt Nam chiếm khoảng 30% tổng số loài thực vật ở miền Bắc và chiếm khoảng 25% tổng số loài thực vật trên toàn quốc. Có ít nhất 1.000 loài cây đạt kích thước lớn, 354 loài cây có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm. Các loài tre nứa ở Việt Nam cũng rất phong phú, trong đó có ít nhất 40 loài có giá trị thương mại. Sự phong phú về loài cây đã mang lại cho rừng Việt Nam những giá trị to lớn về kinh tế và khoa học. Theo thống kê của Viện Dược liệu (2003), hiện nay đã phát hiện được 3.850 loài cây dùng làm dược liệu chữa bệnh, trong đó chữa được cả những bệnh nan y hiểm nghèo. Theo thống kê ban đầu, đã phát hiện được 76 loài cây cho nhựa thơm, 600 loài cây cho tan anh,500 loài cây cho tinh dầu và 260 loài cây cho dầu béo. Như vậy, bức tranh về hệ sinh thái rừng của nước ta rất phong phú.
Đồi núi chiếm ba phần tư lãnh thổ. Địa hình Việt Nam được chia thành nhiều loại khác nhau, từ vùng ven biển đến đồng bằng, trung du, cao nguyên và vùng núi với đỉnh núi cao nhất là Phanxipang cao hơn 3.100m.
3.1.2 Đặc điểm khí hậu ở Việt Nam
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, động thực vật và khí hậu, lãnh thổ Việt Nam trên phần đất liền được chia làm ba miền tự nhiên, đó là miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với đặc trưng là mùa đông lạnh do sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc, đặc điểm này làm thay đổi cảnh quan theo mùa và miền này xuất hiện các loài cây phương Bắc; miền Tây Bắc Bắc bộ và miền Bắc Trung Bộ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng nặng nề của gió Lào nóng, khô; miền Nam Trung bộ và Nam bộ nằm trong vùng nhiệt đới cận xích đạo, nơi không được phân chia làm 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt như miền Bắc mà chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
Trong những năm gần đây, thời tiết và khí hậu biến đổi bất thường dẫn đến sự biến đổi về các yếu tố khí tượng, đặc biệt là lượng mưa. Sự biến đổi của lượng mưa
làm thay đổi các giá trị trung bình về nhiệt độ và độ ẩm, gia tăng sự biến động của lũ lụt hoặc hạn hán. Có thể kể đến các trung tâm mưa lớn ở Việt Nam như Sìn Hồ(Lai Châu, 2400 - 3200mm), Sa Pa (Lào Cai, 2400 - 3600mm), Bắc Quang (Hà Giang, 2400 - 5000mm), Móng Cái (Quảng Ninh, 2400 - 2800mm), Tam Đảo (Vĩnh Phúc, 2400 - 2800mm), KỳAnh (Hà Tĩnh, 2400 - 2800mm), Nam Đông (Thừa Thiên - Huế, 2400 - 3600mm), Trà My (Quảng Nam, 2400 -4000mm), Ba Tơ (Quảng Ngãi, 2400 - 3600mm), Bảo Lộc (Lâm Đồng, 2400 - 2800mm), Phú Quốc (Kiên Giang, 2400 - 3200mm) và các trung tâm mưa bé ở Việt Nam như Bảo Lạc (Cao Bằng, 1200 - 1400mm), Na Sầm - Đồng Đăng (Lạng Sơn, 1100 - 1400mm), Yên Châu (Sơn La, 1200 - 1400mm), Sông Mã (Sơn La, 1100 - 1400mm), Mường Xén (NghệAn, 800 - 1300mm), Ayunpa (Gia Lai, 1200 - 1400mm), Nha Hố(Ninh Thuận, 700 - 1400mm), Phan Thiết (Bình Thuận, 1100 -1400mm)
Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình từ 84% đến 100%. Tuy nhiên, sự khác biệt về khí hậu, thời tiết, địa hình và đa dạng các loài thực vật trong rừng giữa các vùng miền, điều đó có thể dẫn đến việc xuất hiện cháy rừng trong cả năm. Nguy cơ xuất hiện cháy rừng cao thường vào mùa hanh khô, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.