Amazon Cloud Drive: Dịch vụ Cloud Drive của Amazon được nâng cấp với khả năng đồng bộ hóa dữ liệu một cách hoàn hảo cho những ai sử dụng thiết bị của hãng công nghệ này, có nghĩa là khi người dùng lưu một dữ liệu lên Cloud Drive trên máy tính thì các dữ liệu này ngay lập tức sẽ được đồng bộ hóa lên các thiết bị khác của Amazon. Hiện tại, Cloud Drive của Amazon đang cung cấp cho người dùng một tài khoản miễn phí có dung lượng 5GB.
Box là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ tập tin trực tuyến, dung lượng dịch vụ lưu trữ miễn phí 10GB. Dịch vụ lưu trữ Box đã xuất hiện trên hầu hết các nền tảng từ máy tính đến điện thoại di động. Trên máy tính, Box cũng hỗ trợ đồng bộ máy khách dưới dạng thư mục lưu trữ tương tự Dropbox hay SkyDrive và người dùng có thể xem lại và truy xuất tập tin đã lưu trên đám mây trực tiếp từ điện thoại qua các ứng dụng Box cho Android, iOS và Windows Phone.
Google Drive: Google Drive là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến của Google, cung cấp cho mỗi người dùng 15GB dung lượng, dịch vụ này hoàn toàn miễn phí. Chúng ta chỉ cần có một tài khoản Google bất kỳ như Google Mail, Google Plus... là có thể sử dụng miễn phí 15GB dung lượng để lưu trữ dữ liệu của mình lên môi trường Internet, vừa đảm bảo an toàn bằng mật khẩu tài khoản Google, vừa có thể truy cập dữ liệu tại bất cứ đâu.
1.2. Công nghệ ảo hóa máy chủ trong điện toán đám mây
1.2.1. Công nghệ ảo hóa
- Ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy chủ và phần mềm chạy trên nó [2,11].
- Ảo hóa hệ thống máy chủ tức là ta tiến hành phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo, hoặc kết hợp nhiều máy chủ vật lý thành một máy chủ logic.
phí bản quyền phần mềm. Do đó ứng dụng ảo hóa trở thành tất yếu và mang lại một số lợi ích sau:
+ Giải quyết vấn đề về chi phí và năng suất hoạt động củamáy chủbằng việc
giảm chỉ phí phần cứng và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thông qua ảo hóa.
+ Tự động hóa việc quản lý các nguồn tài nguyên máy chủ giúp các nhân viên IT không còn tốn quá nhiều thời gian vào việc quản lý các máy chủ mà sẽ tập trung vào những ứng dụng và dịch vụ mới mang lại lợi ích cho người dùng và tổ chức.
+ Bảo vệ an toàn cho dữ liệu: giải pháp ảo hóa giúp cho việc sao lưu, phục hồi dữ liệu, các ứng dụng, các dịch vụ nhanh hơn, linh hoạt hơn, dễ dàng phục hồi sau thảm họa.
1.2.2. Kiến trúc ảo hóa
Xét về kiến trúc hệ thống, các kiến trúc ảo hóa hệ thống máy chủ có thể ở các dạng dạng chính là: Host - based, Hypervisor - based (còn gọi là bare - metal hypervisor). Ngoài ra, tùy theo từng sản phẩm ảo hóa được triển khai (như VMWare, Microsoft HyperV, Citrix XEN Server) mà mức độ ảo hóa cụ thể sẽ khác nhau.
1.2.2.1. Kiến trúc Hosted - based
Kiến trúc Hosted - based còn gọi là hosted hypervisor (xem hình 1.8), kiến trúc này sử dụng một lớp hypervisor chạy trên nền tảng hệ điều hành, sử dụng các dịch vụ được hệ điều hành cung cấp để phân chia tài nguyên tới các máy ảo [11]. Nếu ta xem hypervisor này là một lớp phần mềm riêng biệt, thì các hệ điều hành khách của máy ảo sẽ nằm trên lớp thứ ba so với phần cứng máy chủ.