Mặt phẳng điều khiển (Control Plane)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu, áp dụng về chuyển mạch nhãn đa giao thức trong mạng viễn thông Việt Nam (Trang 27 - 28)

Mặt phẳng điều khiển MPLS chịu trách nhiệm tạo ra và lƣu trữ LFIB. Tất cả các nút MPLS phải chạy một giao thức định tuyến IP để trao đổi thông tin định tuyến IP với các nút MPLS khác trong mạng. Các giao thức định tuyến link-state nhƣ OSPF và IS-IS là các giao thức đƣợc chọn vì chúng cung cấp cho mỗi nút MPLS thông tin của toàn mạng.

Trong các bộ định tuyến thông thƣờng, bảng định tuyến IP dùng để xây dựng bộ lƣu trữ chuyển mạch nhanh (Fast switching cache) hoặc FIB – Cơ sở thông tin chuyển tiếp (dùng bởi CEF - Cisco Express Forwarding). Tuy nhiên với MPLS, bảng định tuyến IP cung cấp thông tin của mạng đích và tiền tố subnet sử dụng cho nhãn ghép (binding). Các giao thức định tuyến link-state nhƣ OSPF gửi thông tin định tuyến (flood) giữa một tập các router không nhất thiết liền kề nhau, trong khi thông tin liên kết nhãn (binding) chỉ đƣợc phân bố giữa các router liền kề bằng giao thức phân phối nhãn (LDP) hoặc TDP (Cisco’s Proproetary Tag Distribution Protocol). Điều này làm giao thức định tuyến link – state không thích hợp với sự phân phối thông tin liên kết nhãn.

Những nhãn trao đổi với các nút MPLS liền kề đƣợc sử dụng để xây dựng LFIB. MPLS sử dụng một mô hình chuyển tiếp dựa trên trao đổi nhãn mà có thể đƣợc kết nối với một phạm vi các module điều khiển khác nhau.

Mỗi module điều khiển chịu trách nhiệm đánh dấu, phân phối một tập các nhãn, cũng nhƣ chịu trách nhiệm dự trữ thông tin điều khiển khác có liên quan. Các giao thức cổng định tuyến trong phạm vi miền IGP đƣợc dùng để xác nhận

khả năng đến đƣợc, sự liên kết và ánh xạ giữa FEC và địa chỉ trạm kế (next-hop address).

Hình 1- 8 Các thành phần mặt phẳng dữ liệu và mặt phẳng điều khiển của MPLS

Thông tin liên kết nhãn chỉ đƣợc phân phối giữa các router nối trực tiếp với nhau bằng cách dùng giao thức phân phối LDP.

Các mô đun điều khiển MPLS gồm:

• Định tuyến unicast (Unicast Routing); • Định tuyến multicast (Multicast Routing); • Kỹ thuật lƣu lƣợng (Traffic Engineer);

• Mạng riêng ảo (VPN – Virtual Private Network); • Chất lƣợng dịch vụ (QoS – Quality of Service).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu, áp dụng về chuyển mạch nhãn đa giao thức trong mạng viễn thông Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)