ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 2.302,13 94,22 1.059,68 83,35 243,04 58,76 2 Chi phí tài chính 73,06 2,99 137,19 10,79 101,61 24,57 3 Chí phí quản lý doanh nghiệp 67,75 2,77 68,55 5,39 67,83 16,40 4 Chi phí khác 0,36 0,01 6,00 0,47 1,11 0,27 TỔNG 2.443,29 100,00 1.271,42 100,00 413,59 100,00
Nhìn vào bảng 2.9, có thể thấy hiệu quả sử dụng chi phí qua các năm 2018- 2020 của PVC bị giảm mạnh. Nguyên nhân là do chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng trưởng giai đoạn 2018-2020. Năm 2019, tổng chi phí Tổng công ty phải bỏ ra để SXKD là 1.271,42 tỷ đồng, giảm 1171,87 tỷ đồng so với năm 2018 và đến năm 2020 giảm còn 413,59 tỷ đồng. Các khoản chi phí đều có xu hướng giảm, nguyên nhân là do Tổng công ty đang rơi vào tình trạng khó khăn, hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về quản lý chi phí hoạt động SXKD
Chi phí hoạt động SXKD là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD và các hoạt động khác của đơn vị bao gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu đầu vào, chi phí máy móc thiết bị, chi phí nhân công, tiền lương, ăn ca, chi phí hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Các năm trở lại đây, chi phí hoạt động SXKD của PVC bị sụt giảm nghiêm trọng do ít các dự án trọng điểm cũng như do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động tiêu cực, suy thoái kinh tế diễn ra ở khắp mọi nơi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn.
Quản lý chi phí đối với giá vốn
Trong những năm trước đây, trên cơ sở hợp đồng ký với Chủ đầu tư/Tổng thầu; ngoài phần việc PVC tự triển khai, PVC phân chia việc cho các công ty con/đơn vị thành viên của PVC, tùy theo từng loại hình dự án/hạng mục công trình, tùy theo tỷ lệ sở hữu và sự chi phối của PVC đối với các đơn vị mà tỷ lệ thu phí của PVC là khác nhau. Trong thời gian các năm trở lại đây, sau khi ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư/Tổng thầu, PVC thực hiện lập bài toán kinh tế, bóc tách các chi phí cần thiết, tính toán và đưa ra định mức lợi nhuận đối với từng hạng mục/dự án nhằm kiểm soát chặt hơn chi phí đầu vào.