Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Nam Trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản (Trang 39)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Nam Trực

+ Điều kiện tự nhiên;

+ Điều kiện kinh tế - xã hội.

+ Hiện trạng sử dụng đất năm 2019; + Tình hình quản lý nhà nước về đất đai;

+ Công tác đăng ký biến động về đất đai tại huyện Nam Trực

+ Nhận xét chung về tình hình quản lý, sử dụng và công tác đăng ký biến động về đất đai

2.3.2. Thực trạng công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Nam Trực

+ Kết quả đăng ký GDBĐ bằng QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Nam Trực

+ Thực trạng công tác đăng ký GDBĐ và công tác đăng ký GDBĐ bằng QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại 3 xã, thị trấn nghiên cứu

2.3.3. Kết quả đánh giá của người dân và cán bộ ngân hàng về việc thực hiện các giao dịch bảm đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2.3.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong công tác đăng ký GDBĐ bằng QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và đề xuất các giải pháp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và đề xuất các giải pháp

+ Kết quả đánh giá của người dân và cán bộ ngân hàng về việc thực hiện các giao dịch bảm đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Đánh giá về tình hình thực hiện các giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các xã, Thị trấn nghiên cứu

+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Nam Trực

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Các nội dung nghiên cứu chung sẽ nghiên cứu trên quy mô huyện.

- Đối với các nội dung phỏng vấn và nghiên cứu sâu sẽ chọn 3 xã và thị trấn, thị trấn trên địa bàn huyện để đánh giá việc thực hiện các giao dịch bảo đảm bằng QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất. Tiêu chí chọn xã/thị trấn như sau:

+ Thị trấn Nam Giang (đại diện cho khu vực trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội, nơi có mật độ dân số đông, giá trị đất lớn).

+ Xã Nam Thanh (đại diện cho khu vực có mật độ dân số ít, giá trị đất thấp).

+ Xã Điền Xá (đại diện cho khu vực nằm trong quy hoạch phát triển đô thị mạnh). Lựa chọn 2 ngân hàng và 1 Quỹ tín dụng (Ngân hàng NN và PTNT Việt

Nam chi nhánh huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Phòng Giao dịch Nam Trực - Chi nhánh tỉnh Nam Định, Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Nam Trực, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) để điều tra, đánh giá các hoạt động giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Các ngân hàng, quỹ tín dụng này là các tổ chức tín dụng có nhiều hộ gia đình, cá nhân nhất đã thực hiện giao dịch bảo đảm và đã đăng ký giao dịch tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nam Trực.

2.3.2. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất, báo cáo về tình hình thực hiện công tác giao dịch đảm bảo bằng QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thu thập tại UBND các xã, thị trấn và các phòng, ban chức năng của huyện Nam Trực. Ngoài ra, số liệu về đăng ký giao dịch bảo đảm còn được thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định.

2.3.3. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra ngẫu nhiêu các hộ gia đình, cá nhân đã trực tiếp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nam Trực bằng phiếu điều tra in sẵn. Các tiêu chí điều tra gồm các thông tin về mục đích vay; mức tiền muốn vay theo tỷ lệ phần trăm giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; ngân hàng cho vay; diện tích đất, diện tích sàn nhà; thủ tục đăng ký; các thông tin khác về cầm cố, đặt cọc. Tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu tại 3 xã, thị trấn nghiên cứu (30 phiếu/xã, thị trấn).

- Phỏng vấn 30 cán bộ ngân hàng làm công tác tín dụng đã thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảo tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nam Trực thay cho người vay tiền thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các cán bộ tín dụng được phỏng vấn tại 02 ngân hàng và 01 Quỹ tín dụng nhân dân có nhiều nhất số người dân đến vay tiền (mỗi ngân hàng và Quỹ tín dụng phỏng vấn 10 cán bộ). Các nội dung phỏng vấn gồm mức tiền ngân hàng cho vay (theo tỷ lệ phần trăm giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà); căn cứ cho vay; sự đơn giản, phức tạp của

thủ đăng ký thế chấp; nên hay không nên đăng ký thế chấp tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nam Trực.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010. Trên cơ sở đó tổng hợp theo từng nội dung và thể hiện kết quả ở dạng bảng biểu.

2.3.5. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở số liệu tổng hợp tình hình thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định tiến hành so sánh các hoạt động giao dịch bảo đảm để làm rõ sự phát triển của hoạt động này qua từng năm trên địa bàn huyện Nam Trực.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Nam Trực

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Nam Trực là cửa ngõ phía Nam thành phố Nam Định, có vị trí như sau: - Phía Bắc giáp với thành phố Nam Định;

- Phía Đông giáp với huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình);

- Phía Tây giáp với huyện Vụ Bản, huyện Nghĩa Hưng và huyện Ý Yên; - Phía Nam giáp với huyện Trực Ninh;

Huyện Nam Trực có diện tích tự nhiên 163,9 km2. Dân số năm 2019 có 194.082 người, Mật độ dân số bình quân 1.184 người/km2 gồm 20 đơn vị hành chính 19 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Nam Giang là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của huyện;

3.1.1.2. Khí hậu

Nam Trực mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông);

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-25oC, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20oC từ tháng 8 đến tháng 9. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 19,2oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7;

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm từ 80-85%,

giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất 90% là (tháng 4), tháng có độ ẩm thấp nhất 76% là (tháng 11);

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700-1.800 mm, phân bố

tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa nhiều, tập trung

nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau, có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân;

Điều kiện khí hậu Nam Trực rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm.

3.1.1.3. Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: sông Hồng, sông Đào và chế độ thuỷ triều. Nam Trực có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc với mật độ mạng lưới sông ngòi vào khoảng 0,7- 0,9 km/km2. Hiện tại sông Hồng, sông Đào là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn, qua các cống dưới đê như: cống Vị Khê - Điền Xá, cống Bái Hạ - Nghĩa An, cống Thứ Nhất - Nam Hồng, cống Cổ Lễ - Nam Thanh, cống Kinh Lũng - Nam Giang, cống Sa Lung, Dương Độ - Đồng Sơn... Sông ngòi Nam Trực được phân làm hai loại là các sông chính và sông nội đồng.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Nam Trực có tổng diện tích đất tự nhiên là 16.389 ha, về thổ nhưỡng đất đai gồm các nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 62,5% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất cát chiếm 5 % và đất phèn 2,5%. Nhìn chung đất đai của Nam Trực chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có nhiều tính chất tốt thích hợp cho nhiều loại thực vật phát triển;

Tài nguyên nước

Nam Trực có cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khá dồi dào và phân bố tương đối đều giữa các vùng trong huyện;

- Nguồn nước mặt: Có nhiều sông lớn chảy qua, nguồn nước mặt có trữ lượng lớn từ các con sông như Sông Hồng, Sông Đào có khả năng cung cấp nước

- Nước mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm lớn (1.700-1.800 mm) nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 tới 80% lượng mưa cả năm góp phần bổ sung nguồn tài nguyên nước cho huyện, song mùa mưa thường gây ra úng lụt cục bộ ở nhiều nơi;

- Nguồn nước ngầm: Chủ yếu nằm trong tầng lỗ hổng Plutôxen phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, hàm lượng Cl < 200 mg/l, tầng khai thác phổ biến ở độ sâu từ 10-120 m. Tuy nhiên, khi khai thác ở độ sâu 40 m, chất lượng nước còn nhiều Fe và tạp chất. Vì vậy khi sử dụng cần có biện pháp xử lý để loại trừ Fe và các tạp chất;

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Cơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: Thời kỳ 2015 - 2019 nền kinh tế của huyện Nam Trực có bước tăng trưởng khá và ổn định, cơ cấu kinh tế đang được tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân 10,2%, giai đoạn 2015 - 2019 là 12,5%/năm (giai đoạn 2010 - 2015 là 10,2%/năm);

- Cơ cấu kinh tế năm 2019 (theo giá hiện hành); + Nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 23 %

+ Công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 77%

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế tiếp tục có bước chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 35% năm 2015 xuống còn 25,2% năm 2019; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,7% lên 37,7%; ngành dịch vụ tăng từ 33,3% lên 37,1%.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện; cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 70% khâu thu hoạch đã góp phần chủ động sản xuất, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tốt nhất thời vụ reo cấy; bỏ tập quán reo mạ dược sang reo mạ nền, tăng nhanh tỷ lệ reo sạ vụ xuân; xây dựng 01 cánh đồng liên kết; 36 cánh đồng mẫu lớn với

tổng diện tích 1.384 ha; gieo cấy 70% diện tích lúa chất lượng cao.

Cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất, việc thực hiện khảo nghiệm, lựa chọn các loại giống lúa có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt vào reo trồng nên nhưng năm qua diện tích lúa giảm nhưng vẫn duy trì sản lượng bình quân lương thực đầu người, đảm bảo an ninh lương thực. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 100 triệu đồng; tổng sản lượng lương thực bình quân 108.000 tấn/năm tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 58,37% xuống còn 49,24%.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng chăn nuôi trang trại, gia trại (toàn huyện đến nay có 449 trang trại, gia trại). Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 28,48% lên 35,77%. Sản lượng thị hơi xuất chuồng đạt 16.525 tấn, tăng 25,5% so với năm 2010. Diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân 3,7%.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Giai đoạn 2015-2019 công nghiệp tiếp tục giữ vững nhịp độ tăng trưởng trên 20% với ba ngành chủ lực cơ khí, dệt may - da dày, vật liệu xây dựng.

Quy hoạch, đầu tư phát triển các cụm, điểm công nghiệp tập trung với cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tốt hơn về môi trường; kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn vào đầu tư sản xuất kinh doanh đã tác động rõ rệt hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động.

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) đạt 2.718 tỷ đồng, tăng 1.563 tỷ đồng so với năm 2015 (giá so sánh năm 2010 đạt 5.200 tỷ đồng); trong đó các ngành chủ yếu như: ngành cơ khí đạt 3.821 tỷ, tăng 23,8%, dệt may đạt 1.155 tỷ đồng, tăng 23,5%, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đạt 845 tỷ đồng, tăng 24% ...

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Giá trị gia tăng ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh dần trong những gần đây. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2019 đạt 1.000 tỷ đồng. Mạng lưới viễn thông được nâng cấp, mở rộng, doanh thu bưu chính viễn thông tăng bình quân 19% năm. Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại, dịch vụ có tiến bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được thực hiện

thường xuyên, có hiệu quả, góp phần tích cực đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

3.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm

a) Dân số và nguồn lực

Dân số của Nam Trực năm 2019 là 193.691 người mật độ dân số là 1.198 người/km2. Dân cư phân bố theo các thôn xóm. Khu vực thị trấn Nam Gang có mật độ dân cư tập trung đông nhất với 2.514 người/km2 khu vực có dân cư thưa thớt nhất là xã Nam Thắng với 856 người/km2;

Cơ cấu dân số chia theo giới tính: nam 96.323 người, nữ 97.368 người; Cơ cấu dân số theo khu vực: Thành thị 17.646 người chiếm 9% dân số toàn huyện, nông thôn 176.045 người chiếm 91% dân số toàn huyện.

b) Lao động, việc làm

* Lao động việc làm trong các ngành kinh tế: Số người làm việc trong nền kinh tế 112.619 người chiếm 58% dân số tự nhiên, bao gồm:

- Nông, Lâm nghiệp, thuỷ sản 75.249 người; - Công nghiệp và xây dựng 19.433 người; - Dịch vụ 17.937 người;

c) Thu nhập

Trong công cuộc đổi mới đời sống của nhân dân đang dần được nâng cao, những nhu cầu về ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh được đáp ứng ngày càng tốt hơn. Thu nhập bình quân đầu người những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến năm 2015 là 11,4 triệu đồng; năm 2019 là 30 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)