Chuyển hƣớng cuộc tấn công:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về DDos và giải pháp ngăn chặn (Trang 51 - 54)

CHƢƠNG 3 : PHÒNG, CHỐNG CUỘC TẤN CÔNG DDOS

3.5. Chuyển hƣớng cuộc tấn công:

Honeypots: Honeypots là một hệ thống đƣợc thiết kế nhằm đánh lừa kẻ tấn công. Thay vì tấn công vào hệ thống chính, kẻ tấn công lại tấn công vào hệ thống giả đƣợc “giăng bẫy”. Trên Honeypots đƣợc thiết kế các cơ chế giám sát và báo động. Honeyspots sẽ ghi nhận chi tiết mọi động thái của kẻ tấn công trên hệ thống. Nếu kẻ tấn công cài đặt Agent hay Handler lên Honeyspots thì khả năng bị triệt tiêu toàn bộ cuộc tấn công là rất cao.

Các loại hình Honeypots:

Gồm hai loại chính: Tƣơng tác thấp và tƣơng tác cao

+ Tƣơng tác thấp (Low Interaction): Mô phỏng giả lập các dịch vụ, ứng dụng và hệ điều hành. Mức độ rủi ro thấp, dễ triển khai và bảo dƣỡng nhƣng bị giới hạn về dịch vụ.

+ Tƣơng tác cao (High Interaction): Là các dịch vụ, ứng dụng và hệ điều hành thực. Mức độ thông tin thu thập đƣợc cao. Nhƣng rủi ro cao và tốn thời gian để vận hành và bảo dƣỡng.

Có các loại Honeypots sau:

BackOfficer Friendly (BOF):

Một loại hình Honeypots tƣơng tác thấp rất dễ vận hành và cấu hình có thể hoạt động trên bất kỳ phiên bản nào của Windows và Unix nhƣng chỉ tƣơng tác đƣợc với một số dịch vụ đơn giản nhƣ FPT, Telnet, SMTP …

Specter:

Cũng là loại hình Honeypots tƣơng tác thấp nhƣng khả năng tƣơng tác tốt hơn BOF, giả lập trên 14 cổng, có thể cảnh báo và quản lý từ xa. Tuy nhiên giống BOF, Specter bị giới hạn dịch vụ và không linh hoạt.

Honeyd:

- Honeyd lắng nghe trên tất cả các cổng TCP và UDP, những dịch vụ mô phỏng đƣợc thiết kế với mục đích ngăn chặn và ghi lại những cuộc tấn công, tƣơng tác với kẻ tấn công với vai trò là nạn nhân.

- Honeyd có thể cùng lúc giả lập nhiều hệ điều hành khác nhau.

- Hiện nay, Honeyd có nhiều phiên bản và có thể mô phỏng đƣợc khoảng 473 hệ điều hành.

- Honeyd là loại hình Honeypots tƣơng tác thấp có nhiều ƣu điểm. Tuy nhiên Honeyd có nhƣợc điểm là không thể cung cấp một hệ điều hành thật để tƣơng tác với tin tặc và không có cơ chế cảnh báo khi phát hiện hệ thống bị xâm nhập hay gặp nguy hiểm.

Honeynet:

- Honeynet là hình thức Honeypots tƣơng tác cao. Khác với các Honeypots, Honeynet là một hệ thống thật, hoàn toàn giống một mạng làm việc bình thƣờng. Honeynet cung cấp hệ thống ứng dụng và các dịch vụ thật.

- Quan trọng nhất khi xây dựng một Honeynet chính là Honeywall. Honeywall là gateway ở giữa Honeypots và mạng bên ngoài. Bó hoạt động ở tầng 2 nhƣ là Bridged. Các luồng dữ liệu khi vào và ra từ Honeypots để phải đi qua Honeywall.

Các chức năng của Honeynet:

Bất kỳ một hệ thống Honeynet nào cũng phải thực hiện đƣợc ba điều kiện: Kiểm soát dữ liệu, bắt dữ liệu và phân tích chúng.

- Kiểm soát dữ liệu:

+ Có thể hiểu là mở cánh cửa cho hacker đi vào, cho phép xâm nhập honeynet nhƣng lại đóng cửa ra, ngăn không cho hacker phát tán những đoạn mã độc hại ra mạng làm việc bên ngoài và Internet.

Honeynet thế hệ thứ III sử dụng ba cách kiểm soát dữ liệu.

+ Đếm số kết nối từ honeynet ra ngoài: nếu lớn hơn mức cho phép thì sẽ cấm kết nối.

+ Sử dụng Snort – inline: đây là một phần mềm mã nguồn mở phát triển lên từ Snort làm việc nhƣ một hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) dựa trên cơ sở dữ liệu về các hình thức tấn công thu thập đƣợc từ trƣớc để ra quyết định.

+ Kiểm soát băng thông

- Bắt dữ liệu:

Đây là mục đích chính của tất cả các loại hình Honeynet – thu thập nhiều nhất thông tin về tấn công theo nhiều mức: các hoạt động của mạng, các hoạt động ứng dụng, các hoạt động của hệ thống.

Honeynet thế hệ 3 sử dụng Sebek để bắt dữ liệu. Đây là một kernel ẩn đặt tại các máy Honeypots và server là honeywall gateway.

Khi kẻ tấn công xâm nhập vào hệ thống và tƣơng tác với một Honeypots. Tất cả các hoạt động của hacker này để đƣợc bí mật chuyển về sebek server thu thập và xử lý.

- Phân tích dữ liệu:

Phân tích dựa trên giao diên walleye của Honeywall hoặc bằng Ethereal.

Kế hoạch triển khai một Honeypots:

Để triển khai một Honeypots cần có một quá trình xử lý kỹ thuật tốt cùng với việc thực hiện đúng kế hoạch sẽ giúp triển khai thành công hệ thống.

Danh sách dƣới đây đƣa ra các bƣớc để thực hiện:

+ Xác nhận Honeypots là đƣợc cho phép tạo dựng trong môi trƣờng hệ thống đó. + Xác định mục tiêu Honeypots. Tại sao lại muốn chạy một Honeypots.

+ Dùng nó để nghiên cứu hay bảo vệ hệ thống tổ chức máy tính.

+ Xác định vai trò con ngƣời trong việc tạo ra và duy trì một Honeypots. Có chuyên môn kỹ thuật để triển khai một cách chính xác và duy trì một Honeypots không? Có phần mềm và phần cứng để triển khai chƣa? Thời gian hàng ngày mất để duy trì và phân tích dữ liệu nhƣ thế nào? Tiếp tục thảo luận, nghiên cứu để theo kịp những Honeypots mới và khai thác một cách hiệu quả.

+ Các loại Honeypots sẽ triển khai là nghiên cứu hoặc sản phẩm thực hay ảo. + Xác định cài đặt cấu hình thiết bị mạng cần thiết để tạo ra Honeypots. Kế hoạch và cấu hình một số thành phần hỗ trợ Honeypots và tool (cảnh báo, đăng nhập, giám sát, quản lý …).

+ Thu thập các thiết lập của việc giám sát, đăng nhập và các tool phân tích hợp pháp.

+ Triển khai kế hoạch phục hồi lại. Làm thế nào để phục hồi hệ thống Honeypots nguyên bản sau khi nó đƣợc khai thác sử dụng dẫn tới việc bị hƣ hại.

+ Triển khai Honeypots và các thành phần hỗ trợ, kiểm tra việc triển khai, đánh giá các công cụ phát hiện xâm nhập, thử nghiệm xem hệ thống Honeypots hoạt động tốt không.

+ Phân tích các kết quả và tìm ra những thiếu sót. Tinh chỉnh các hệ thống Honeypots dựa trên các bài đã đƣợc học và nghiên cứu. Lặp lại các bƣớc cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về DDos và giải pháp ngăn chặn (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)