Theo mô hình trên, Lớp mạng 1 gồm một mạng nơron. Đầu vào của mạng này là ảnh của kí tự c (được cho dưới dạng ma trận), với c thuộc tập hợp C0 gồm tất cả các kí tự. Nhiệm vụ của mạng là xác định xem đầu vào thuộc nhóm kí tự nào C1.1, C1.2, …., hay C1.n1, trong đó C0 = C1.1 + C1.2 + ….+ C1.n1 và C1.1, C1.2, …., C1.n1 đôi một không có phần tử chung.
Một nhóm có thể có một hoặc nhiều ký tự. Nếu nhóm có một ký tự thì ký tự này chính là đầu ra cuối cùng của hệ thống mạng (tức là không xây dựng mạng nơron tương ứng với nhóm có một ký tự). Nếu nhóm có nhiều ký tự thì nhóm này sẽ được huấn luyện để nhận dạng chính xác ký tự, trong trường hợp này chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng các mạng nơron ở lớp mạng tiếp theo ứng với những nhóm con có nhiều hơn một phần tử này.
Như vậy, số mạng neuron trong lớp mạng 2 bằng số nhóm ký tự sau lớp mạng 1. Đầu vào của mạng 2.i (với i = 1…n1 ) chính là đầu vào của mạng trước nó sau khi đầu vào này được xác định là thuộc nhóm kí tự C1.i. Nhiệm vụ của mạng này tương
tự như nhiệm vụ của mạng 1 là xác định xem đầu vào của nó sẽ chính xác là ký tự nào.
Như vậy, nếu biết trước số phân nhóm trong tập kí tự, ta sẽ xây dựng được mô hình đa mạng nơron tương ứng.
Nhận xét: mô hình đa mạng thực chất là cấu trúc nhiều mạng kết hợp được tổ chức theo sơ đồ cây. Mỗi mạng nơron là một nút tương ứng với một nhóm kí tự có số phần tử lớn hơn một. Nhiệm vụ của mạng này là phân loại kí tự của nhóm về một trong các nhóm con tiếp theo của nó. Nếu số các ký tự trong nhóm con lớn hơn 1 thì lại tiếp tục được phân loại cho đến khi xác định được ký tự cuối cùng. Nhận xét này sẽ giúp chúng ta trong việc cài đặt hệ thống đa mạng.
2. Cấu trúc, phƣơng pháp huấn luyện từng mạng
Cấu trúc
Các mạng nơron trong hệ thống đa mạng được xây dựng đều có dạng là mạng nơron nhiều tầng truyền thẳng. Mỗi mạng đều gồm hai lớp: lớp ẩn H và lớp đầu ra
O. Cấu trúc này được thể hiện qua hình 2.3.