Tổng hợp điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống thông tin quản lý quá trình học tập của sinh viên trường đại học tây nguyên (Trang 77 - 81)

5.2 Những giao diện chủ yếu và hƣớng dẫn sử dụng

5.2.8 Tổng hợp điểm

Gồm các chức năng sau:

Tổng hợp điểm theo học kỳ và năm học

– Từ bảng điểm riêng lẽ, chức năng tổng hợp điểm sẽ kết hợp kết quả điểm của cả lớp sinh viên vào bảng tạm gọi là bảng tổng hợp. Từ bảng tổng hợp này ta sẽ có đƣợc kết quả học tập của cả lớp theo từng học kỳ hay năm học. từ đây có thể đƣa ra các quyết định nhƣ dừng học, thôi học cho những sinh viên yếu kém.

– Chọn khoa, lớp, học kỳ cần tổng hợp điểm.

– Chọn nút tổng hợp HK để tổng hợp điểm học kỳ cho lớp đang chọn. Việc tổng hợp sẽ mất thời gian nên nếu nhƣ học kỳ của lớp đƣợc tổng hợp trƣớc đó thì chƣơng trình sẽ có cảnh báo thích hợp.

– Nếu đã tổng hợp điểm cả 2 học kỳ trong năm thì có thể in kết quả tổng hợp cả năm.

Kiểm soát bảng điểm:

– Áp dụng công nghệ thông tin để quản lý kết quả học tập sinh viên thì ngoài tính nhanh chóng còn cần thiết phải có tính chính xác. Kiểm soát bảng điểm nhằm hỗ trợ tính năng này của chƣơng trình.

– Lƣu trữ kết quả học tập của sinh viên là công việc thƣờng xuyên và có tính lâu dài theo thời gian, ở nhiều nơi khác nhau trên nhiều đơn vị chức năng. Mặc dù hệ thống đã hạn chế cơ hội thay đổi kết quả trong quá trình lƣu trữ nhƣng không thể đảm bảo tính tuyệt đối. Khắc phục tình trạng này hệ thống hỗ trợ việc lƣu trữ kết quả tin cậy lên các tập tin trên đĩa (VD:Đĩa CD). Sau đó, ta có thể so sánh kết quả hiện tại với tập tin đã lƣu trữ trƣớc kia nhằm phát hiện những thay đổi bất thƣờng không hợp lệ.

– ID bảng điểm tăng dần theo thời gian nên dễ dàng phân biết kết quả điểm cũ và kết quả điểm mới. Nếu nhƣ phát hiện điểm cũ bị thay đổi không hợp lệ thì đơn vị lƣu trữ phải giải trình nguyên nhân thay đổi. Trong nhiều trƣờng hợp cần thiết phải thay đổi thì chƣơng trình cho phép thay đổi kết quả điểm cũ bằng kết quả điểm mới.

– Ví dụ: Phòng Đào tạo quản lý danh sách học lần 1, học trả nợ theo kế hoạch học tập, danh sách này lƣu trữ trong bảng điểm của học kỳ mới từ ID X đến ID Y. Sau đó phòng Đào tạo chuyển danh sách này sang tập tin và đƣa cho Trung tâm khảo thí. Trung tâm khảo thí sẽ cập nhật danh sách mới đƣợc kiểm

soát từ phòng Đào tạo và tiến hành tổ chức thi, quản lý phách và nhập điểm thi. Lúc này bảng điểm thi có ID từ X đến Y đã bị thay đổi. Những thay đổi này là hợp lệ và đƣợc kiểm soát bởi Thanh tra đào tạo và giáo viên chấm thi. Cuối học kỳ, bảng điểm có ID từ X đến Y đã có kết quả mới cùng với N bảng điểm thi lại sẽ đƣợc chuyển thành tập tin đƣa về cho khoa và phòng Đào tạo cập nhật lại. Những bảng điểm này cộng với những bảng điểm trƣớc đó đƣợc lƣu trữ trên nhiều nơi khác nhau và không đƣợc phép thay đổi kết quả.

– Chọn khoa, lớp, học kỳ, môn học và hình thức cần phải kiểm tra.

– Chọn nút tƣơng ứng để thực hiện các công việc: Ghi kết quả lên đĩa, kiểm tra so sánh với CSDL hiện tại, in kết quả kiểm tra hay thay thế kết quả bảng điểm trong CSDL bằng tập tin đang chọn.

KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt đƣợc:

– Phân tích thiết kế hệ thống thông tin là công việc vô cùng quan trọng trong việc triển khai công nghệ thông tin vào trong đời sống xã hội. Lĩnh vực này đòi hỏi nhiều khả năng tổng hợp và kinh nghiệm, điều này chƣa thể có ngay từ trong Nhà trƣờng mà phải trãi qua nhiều trong thực tế. Đề tài đã cơ bản đạt đƣợc những mục tiêu đề ra ban đầu: Phân tích đầy đủ hệ thống thông tin, xây dựng hoàn tất chƣơng trình trên cơ sở hệ thống thông tin đã xác định.

– Hệ thống đã đƣợc thử nghiệm và cho kết quả tốt

– Lớn hơn tất cả chính là việc vận dụng tích cực kiến thức học đƣợc vào nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội, qua đó tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân và phục vụ tốt cho công tác giảng dạy trong Nhà trƣờng.

2. Hƣớng phát triển của đề tài:

– Phát triển chƣơng trình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngƣời sử dụng. – Hoàn chỉnh hơn hệ thống trợ giúp.

– Chuyển dần chƣơng trình sang hƣớng sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạng nhƣ SQL Server.

Do thời gian và khả năng bản thân nên chƣơng trình không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, xây dựng của các thầy cô và bạn bè.

Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Vỵ, Thầy đã tận tình chỉ dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi đƣợc hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Công nghệ và các thầy trong Viện công nghệ thông tin đã không quản ngại khó khăn tham gia tổ chức và giảng dạy hoàn thành khóa học này.

Đăk lăk, ngày 25 tháng 7 năm 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống thông tin quản lý quá trình học tập của sinh viên trường đại học tây nguyên (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)