Hình 3.10 trình bày kết quả đo đường trễ của hệ gốm không chì BZT- 50BCT với giá trị điện thế áp đặt 2200V. Hình 3.10 (a) biểu diễn tín hiệu cao áp
áp đặt lên mẫu và tín hiệu dòng sau khi qua mẫu được chuyển đổi thành điện áp thông qua bộ chuyển đổi dòng thành thế theo nguyên lý trên. Kết quả về đường trễ được thể hiện trong hình 3.10(b). Với kết quả này chúng tôi nhận thấy rằng hiệu ứng đường trễ bước đầu đã có thông qua mạch này. Tuy nhiên ở đây tín hiệu qua mẫu là khá nhỏ do đó vẫn còn khá nhiều nhiễu trong tín hiệu thu nhận, kết quả là hình ảnh đường trễ vẫn còn chưa được thể hiện rõ nét (hình 3.10 (b)). Một vấn đề được đặt ra ở đây chính là bài toán khử nhiễu cũng như làm thế nào để có thể thu nhận tín hiệu dòng điện rất bé qua mẫu áp điện?
(a)
(b)
Hình 3.10: (a, b) Đường trễ của mẫu BZT-50BCT được đo bằng phương pháp mạch “đất ảo” sử dụng mạch thử nghiệm
3.3.2. Hệ đo trên mạch “đất ảo” hoàn chỉnh
Dựa trên mạch thực nghiệm, chúng tôi đã cải tiến và hoàn chỉnh hệ đo đường trễ điện môi bằng phương pháp đất ảo (hình 3.11). Hệ đo hoàn chỉnh được ghép nối với các thiết bị được trình bày trong hình 3.12. Ở đây nhóm tác giả đã thay thế Op-ampLM 107 bởi Op-amp 544 để có thể đáp ứng được điện áp cao áp đặt. Máy phát đa chức năng (DFG-9020-20MHz) có thể phát tín hiệu AC với biên độ, tần số, và dạng sóng có thể thay đổi được một cách tự động. Dao động ký được thiết lập để hiển thị các tín hiệu kích thích và tín hiệu ‘đáp ứng’ như là một hàm số theo thời gian. Hệ số khuếch đại của mạch là 500 lần.