Đội ngũ GV THCS 3 năm qua

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (Trang 42 - 102)

lớp T/Số giáo viên

Trình độ đào tạo Xếp loại hàng năm Danh hiệu thi đua ThS ĐH CĐ T.cấp Tốt Khá TB Yếu Cấp Tỉnh Cấp thị xã 2015-2016 242 478 2 288 188 0 211 244 21 0 28 273 2016-2017 237 477 4 308 165 0 179 278 20 0 35 461 2017-2018 246 464 5 313 146 0 155 294 10 0 0 258

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT ĐT thị xã Quảng Yên)

Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng GV cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, cả về chủng loại GV, tỷ lệ số GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao, có tác dụng tốt đến nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy vậy, tỷ lệ GV được đánh giá trung bình vẫn còn, chứng tỏ sự cố gắng tự học, tự bồi dưỡng vươn lên của số GV còn hạn chế, tỷ lệ này chủ yếu rơi vào những GV nhiều tuổi, trình độ đào tạo thấp, sức khỏe hạn chế. Một số môn học còn thiếu giáo viên như: GV Âm nhạc và Mỹ thuật, dẫn đến hiện tượng ở nhiều trường GV phải dạy chéo môn nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

* Về CSVC: Trong những năm qua thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt dưới sự chỉ đạo của thị ủy, UBND thị xã nên công tác đầu tư CSVC trường học được đẩy mạnh. Đến nay toàn thị xã có 12/19 (63,2%) trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Có 19/19 trường học có phòng học cao tầng, hơn 250 phòng học cao tầng và mái bằng kiên cố. Số lượng các phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn ở các trường THCS đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường sử dụng phòng học của HS làm phòng thực hành, phòng học bộ môn vừa không đảm bảo quy cách, kém an toàn và hiệu quả thấp.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

- Đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

- Xác định cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng là CBQL, GV tại 05 trường THCS trên địa bàn nghiên cứu, cụ thể:

Đối tượng khảo sát (ĐTKS) CBQL GV các môn KHTN HS

Số lượng 12 50 30

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra viết: Tác giả xây dựng các mẫu phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên. Phiếu hỏi tập trung khai thác các thông tin về: thực trạng nhận thức về HĐDH tích hợp các môn KHTN; thực trạng xác định mục tiêu, nội dung hình thức, phương pháp; thực trạng quản lý hoạt động dạy học tích hợp: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá...

- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tổ chức HĐDH tích hợp các môn KHTN hiện nay ở các trường THCS thị xã Quảng Yên để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài. Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào vấn đề: nhận thức của CBQL về HĐDH tích hợp, công tác xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện HĐDH tích hợp các môn KHTN tại các nhà trường; Phỏng vấn học sinh có thích tham gia vào các bài

học có tích hợp các kiến thức của nhiều môn học, các em thích tìm hiểu về lĩnh vực kiến thức nào.

- Phương pháp quan sát: Quan sát HĐDH tích hợp các môn KHTN của giáo viên và học sinh ở các trường để thu thập thêm thông tin cho đề tài nghiên cứu như việc thực hiện kế hoạch tổ chức các HĐDH của giáo viên, tinh thần tham gia các hoạt động của học sinh, việc thực hiện nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức của giáo viên.

2.1.5. Các bước khảo sát

Bước 1: Khảo sát một nhóm nhỏ khách thể bao gồm một số cán bộ quản lý và giáo viên với mục đích chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Khảo sát chính thức thực trạng quản lý HĐDH tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Quá trình lấy ý kiến chuyên gia được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Lập phiếu điều tra

Với các biện pháp đã nêu tác giả tiến hành điều tra trên 2 nội dung:

Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức: rất cần thiết; cần thiết; không cần thiết.

Điều tra về tính khả thi của các biện pháp theo 3 mức: rất khả thi; khả thi; không khả thi.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra

Tác giả tiến hành điều tra 35 người bao gồm: 05 đồng chí CB, chuyên viên Phòng GD&ĐT, 30 đồng chí CBQL các trường THCS thị xã Quảng Yên.

Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu

Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, tiến hành xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.

Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tác giả quy ước số điểm chấm như sau:

* Đánh giá tính cần thiết:

+ Rất cần thiết: 3 điểm + Cần thiết: 2 điểm + Không cần thiết: 1 điểm * Đánh giá tính khả thi:

+ Rất khả thi: 3 điểm + Khả thi: 2 điểm + Không khả thi: 1 điểm

* Đánh giá mức độ thực hiện: Thường xuyên, Rất cần thiết (3 điểm); mức độ 2: Đôi khi, Cần thiết (2 điểm); mức độ 3: Chưa thực hiện, không cần thiết (1 điểm).

* Đánh giá mức độ nhận thức bằng cách tính tỷ lệ %: Hoàn toàn đồng ý, Đồng ý một phần, Phân vân, Không đồng ý.

* Định mức đánh giá giá trị trung bình:

Tính tổng số phiếu đánh giá tán thành ở từng mức với số điểm quy ước để tính điểm trung bình cộng (X ) của từng biện pháp, trên cơ sở đó tính hệ số tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Điểm

X theo các mức độ được tính như sau:

X ≥ 2.5 được đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi 1.5 < X ≤ 2.49 được đánh giá là cần thiết và khả thi

X < 1.5 được đánh giá là không cần thiết và không khả thi. Hoặc đánh giá mức độ thực hiện:

X ≥ 2,5 là thường xuyên; 1,5 ≤ X < 2,5 là đôi khi; X < 1,5 là chưa thực hiện.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về dạy học tích hợp các môn KHTN môn KHTN

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về dạy học tích hợp các môn KHTN

Nhận thức của CBQL, GV về vai trò của HĐDH tích hợp các môn KHTN đối với quá trình giáo dục tại các nhà trường là vô cùng quan trọng. Nếu nhà quản lý nói riêng và GV nói chung có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan

trọng của HĐDH tích hợp thì đó chính là điều kiện thuận lợi để việc tổ chức các hoạt động giáo dục tại các trường THCS đạt hiệu quả cao.

Khi tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL, GV về HĐDH tích hợp các môn KHTN, tác giả tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 12 cán bộ quản lý là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và 50 giáo viên thuộc các trường THCS thị xã Quảng Yên, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5:Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về HĐDH tích hợpcác môn KHTN

TT Nội dung ĐTKS HTĐY Mức độ nhận thứcĐYMP PV KĐY SL % SL % SL % SL % 1 Cần thiết phải tổ chức DH tích hợp các môn KHTN cho học sinh THCS CBQL 10 83.3 2 16.7 0 0 0 0 GV 22 44 22 44 6 12 0 0 2 DH tích hợp các môn KHTN góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS CBQL 12 100 0 0 0 0 0 0 GV 36 72 14 28 0 0 0 0 3 DH tích hợp các môn KHTN là điều kiện quan trọng để trải nghiệm, luyện tập kiến thức đã được học ở các môn học CBQL 12 100 0 0 0 0 0 0 GV 42 84 8 16 0 0 0 0 4 DH tích hợp các môn KHTN phát huy tính chủ động, tính tích cực của HS. CBQL 12 100 0 0 0 0 0 0 GV 45 90 5 10 0 0 0 0 5 DH tích hợp các môn KHTN là hình thành ở HS năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa CBQL 10 83.3 2 16.7 0 0 0 0 GV 42 84 8 16 0 0 0 0 6 DH tích hợp các môn KHTN cho phép rút ngắn được thời gian, tăng cườngkhối lượng và chất lượng thông tin của nội dung giáo dục.

CBQL 10 83.3 2 16.7 0 0 0 0

Kết quả điều tra cho thấy:

- Các nội dung nhận thức của CBQL, GV về DH tích hợp các môn KHTN chủ yếu được đánh giá ở các mức hoàn toàn đồng ý và đồng ý một phần; một số nội dung còn có ý kiến đánh giá mức phân vân, không có nội dung nào được đánh giá ở mức không đồng ý.

- Được đánh giá cao là các nội dung thuộc về hình thành và phát triển nhân cách HS, trải nghiệm, luyện tập kiến thức đã được học ở các môn học, phát huy tính chủ động, tính tích cực của HS, cụ thể là: DH tích hợp các môn KHTN góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS(mức độ HTĐY chiếm tỷ lệ lần lượt ở giáo viên, cán bộ quản lý là: 72% và 100%; DH tích hợp các môn KHTN là điều kiện quan trọng để trải nghiệm, luyện tập kiến thức đã được học ở các môn học (mức độ HTĐY chiếm tỷ lệ lần lượt ở giáo viên, cán bộ quản lý là: 84% và 100%); DH tích hợp các môn KHTN phát huy tính chủ động, tính tích cực của HS (mức độ HTĐY chiếm tỷ lệ lần lượt ở giáo viên, cán bộ quản lý là: 90% và 100%).

- Nội dung Cần thiết phải tổ chức DH tích hợp các môn KHTN cho học

sinh THCS chưa được đánh giá cao, (Mức độ HTĐY chiếm tỷ lệ lần lượt ở giáo viên, cán bộ quản lý là: 44% và 83,3%); (Mức độ ĐYMP chiếm tỷ lệ lần lượt ở giáo viên, cán bộ quản lý là: 44% và 16.7%); còn 12% số giáo viên tỏ ra phân vân trước câu hỏi này. Điều này cho thấy việc nhận thức về DH tích hợp các môn KHTN của giáo viên là chưa đồng đều. Còn một lượng nhỏ giáo viên vẫn coi nhẹ vai trò của DH tích hợp. Do vậy nhà quản lý cần phải tiếp tục xây dựng kế hoạch tuyền truyền, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.

- Có sự khác biệt giữa nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về DH tích hợp các môn KHTN. Ở một số nội dung, CBQL đánh giá cao hơn giáo viên (DH tích hợp các môn KHTN góp phần hình thành và phát triển nhân

luyện tập kiến thức đã được học ở các môn học; DH tích hợp các môn KHTN

phát huy tính chủ động, tính tích cực của HS). Ngược lại, có nội dung như DH

tích hợp các môn KHTN là hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa; DH

tích hợp các môn KHTN cho phép rút ngắn được thời gian, tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin của nội dung giáo dục được giáo viên đánh giá cao hơn so với cán bộ quản lý. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có sự chênh lệch quá lớn.

Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và được cô giáo N.T.H - trường THCS Trần Hưng Đạo trao đổi: "DH tích hợp

các môn KHTN không những có tác dụng thu hút học sinh, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho học sinh mà còn có tác dụng củng cố, khắc sâu, mở rộng nội dung hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp nhằm phát huy tính chủ động, tính tích cực của HS".

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của HS về DH tích hợpcác môn KHTN

Cùng với việc khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số học sinh để tìm hiểu nhận thức của các em về DH tích hợp các môn KHTN. Thông qua trao đổi trực tiếp, chúng tôi nhận thấy:

+ Một số HS được hỏi đã nhận thức đúng tác dụng của DH tích hợp các môn KHTN.

+ Số ít HS được hỏi nói rằng không thích học những bài học có nội dung tích hợp.

Trong số những em thích các bài học có nội dung tích hợp thì có em thích tỉm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng được tích hợp trong các môn như: Công nghệ, Vật lý,…

Cũng qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy: Một số học sinh được hỏi rất thích học bài học có tích hợp kiến thức của nhiều môn học và đây cũng là những em tích cực chủ động, hứng thú với các hoạt động DH tích hợp các môn

KHTN do nhà trường tổ chức. Song thực tế số lượng này chưa cao. Bên cạnh đó còn nhiều học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về DH tích hợp các môn KHTN. Các em thích tham gia hoạt động giáo dục này theo ý thích cảm tính chắc chắn không bền vững. Đặc biệt còn số ít không thích tham gia vào các giờ dạy tích hợp. Điều này đòi hỏi CBQL, GV phải chú trọng trong việc quản lý, tổ chức DH tích hợp các môn KHTN để các hoạt động này thu hút được HS, nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường hiện nay.

Như vậy, qua khảo sát về thực trạng về nhận thức của CBQL, GV và HS THCS thị xã Quảng Yên về vai trò của DH tích hợp các môn KHTN, chúng tôi nhận thấy:

- 100% CBQL ở các trường THCS thị xã Quảng Yên có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của DH tích hợp các môn KHTN, song nhận thức của đội ngũ GV thì chưa thật đầy đủ và toàn diện, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của HS.

Nhận thức của các khách thể về vị trí cũng như tầm quan trọng của DH tích hợp các môn KHTN không đồng đều sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện các nội dung giáo dục tích hợp trong các nhà trường. Để làm rõ điều này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng xác định mục tiêu của DH tích hợp các môn KHTN trong trường THCS thị xã Quảng Yên.

2.3.2. Thực trạng xác định mục tiêu dạy học tích hợp các môn KHTN

Để tìm hiểu về thực trạng xác định mục tiêu DH tích hợp các môn KHTN của CBGV các nhà trường, tác giả tiến hành khảo sát các khách thể về việc xác định mục tiêu và mức độ đạt được các mục tiêu đề ra đối với tổ chức hoạt động DH tích hợp các môn KHTN trong các nhà trường. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng xác định mục tiêu DH tích hợp các môn KHTN

của CBGV các trường THCS thị xã Quảng Yên

TT Mục tiêu DH tích hợp các môn KHTN ĐTKS Đồng ý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (Trang 42 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)