LÝ CHẤT LƯỢNG TAI TẠI CÔNG TY HỮU NGHỊ ĐN:
1. Mục tiêu công ty:
Không ngừng cải tiến chất lượng và hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng giảm giá thành để cạnh tranh.
2. Tầm quan trọng của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng tại Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng:
a. Các nhân tố tác động bên ngoài:
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay xu thế quốc tế hoá thị trường thành một thị trường chung đang ngày càng rõ nét. Vì vậy, khi bất cứ một quốc gia nào muốn hoà mình vào nền kinh tế thế giới bắt buộc họ phải không ngừng cải tiến sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
Trong tương lai không xa, Việt Nam ta đã và đang hoà mình vào nền kinh tế ASEAN và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2004. Khi đó chắc chắn là các biện pháp mà chính phủ bảo hộ cho sản phẩm làm ra trong nước sẽ bị hạn chế các nước thuộc WTO cũng vậy. Chính vì vậy sự cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt và gay gắt hơn. Nếu ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Hữu Nghị nói riêng không có những cải tiến không ngừng về chất lượng nhằm nâng cao chất lượng giảm chi phí thì sẽ làm cho doanh nghiệp khó đứng vững trên thị trường.
Chính vì lẽ đó biện pháp đầu tiên là cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phải được làm đầu, không phải khi không mà các công ty của Nhật Bản đã áp dụng vấn đề này từ rất lâu trong khi Việt Nam ta chỉ nhận ra vấn đề này quan trọng trong khoản 10 năm gần đây. Một trong những công cụ quan trọng của chất lượng là kiểm soát quá trình, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất của sản phẩm về sự sai hỏng. Công vụ kiểm soát quá trình sẽ giúp cho nhà quản lý phần nào việc hạn chế sai hỏng đem đến quá trình sản xuất tốt hơn.
Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng cũng không nằm ngoài vấn đề trên. Hiện nay công ty chỉ sản xuất phục vụ xuất khẩu 95% khối lượng sản xuất hàng năm. Thị trường của công ty là EU, Đài Loan, Hàn Quốc, và trong tương lai thị trường tiềm năng cần khai thác là Mỹ. Mà như chúng ta đã biết thì mức sống tại đây rất là cao. Nếu sản phẩm không ngày một cải thiện theo chiều hướng đi lên thì rất khó cho công cuộc sản xuất và kinh doanh của công ty.
Con người và công tác quản lý chất lượng tại công ty còn nhiều hạn chế. Chính vì lẽ đó mà công cuộc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: a. Phạm vi:
Qua thực tế tìm hiểu và thu thập dữ liệu, thông tin thì số sản phẩm lỗi tại công ty mà cụ thể tại dây chuyền sản xuất là do tay nghề và ý thức lao động của người công nhân. Do đó chuyên đề của em sẽ tập trung phân tích, nghiên cứu và đưa ra giải pháp để khắc phục yếu tố này để cải thiện thực trạng tỷ lệ phế phẩm và sản phẩm lỗi trên chuyền sản xuất nhằm giảm phế phẩm và sản phẩm lỗi, nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng.
b. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chủ yếu là quan sát thực tế để thu thập thông tin, số liệu, từ đó sử dụng các công cụ thống kê để kiểm soát quá trình trong các công đoạn chế biến sản phẩm. Qua thực tế chi phí dành cho việc xử lý và khắc phục sự cố hàng năm là rất lớn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, do đó muốn nâng cao được hiệu quả trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cần phải phân tích chi phí sai hỏng tìm vị trí phát sinh để có hướng khắc phục.
Như thực tế của công ty về vấn đề quản lý chất lượng và công việc kiểm tra và kiểm soát của tổ KCS, môi trường làm việc của công ty để đi đến mục tiêu là nâng cao chất lượng sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động để mọi người đều thấy rõ tầm quan trọng trong hoạt động quản lý chất lượng.
Thông tin về tình hình chất lượng sản phẩm phải thường xuyên cập nhật lên bảng tin để cán bộ công nhân viên có thể nắm được tình hình chất lượng sản phẩm hoặc có hướng cải thiện ngày một tốt hơn.
Đào tạo con người và đặt họ vào các chế tài vừa đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm đối với sản phẩm mà họ làm ra nhằm cải thiện chất lượng trên sản phẩm.
Mục tiêu là giảm tỷ lệ sai lỗi, nâng cao năng suất, giảm chi phí sửa chữa, làm lại từ đó giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm trên thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của công ty.