CHƢƠNG 4 CÁC CÔNG CỤ MÔ PHỎNG MẠNG WSN
4.3. Công cụ mô phỏng mạng NS2
4.3.1.2. Các thành phần của bộ mô phỏng NS2
Chƣơng trình mô phỏng NS2 là thành phần chính của bộ mô phỏng NS2. Với chƣơng trình này, ngƣời nghiên cứu có thể lập trình để tạo ra tô pô mạng tĩnh hoặc động, tạo là các luồng lƣu lƣợng theo một số phân bố đã đƣợc định nghĩa trƣớc. Ngƣời nghiên cứu cũng có thể lựa chọn các chính sách quản lí hàng đợi tại các nút mạng, đƣa mô hình sinh lỗi vào các đƣờng truyền. Trong NS2 đã tích hợp sẵn một số mô hình hay đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhƣ lƣu lƣợng có tốc độ không đổi, lƣu lƣợng với sự đến của các gói số liệu theo phân bố Poison. Ngoài ra, các ứng dụng phổ biến cũng đƣợc tích hợp trong NS2 nhƣ ứng dụng web, FPT, giao thức TCP, UDP...và rất nhiều thuật toán định tuyến phổ biến trong các mạng không dây cũng nhƣ có dây đã đƣợc đƣa thêm vào.
Thành phần thứ hai của bộ mô phỏng NS2 là các công cụ hiển thị trực quan NAM và XGRAPH. NAM cho phép ngƣời nghiên cứu nhìn thấy bằng đồ họa tô pô mạng gồm các nút mạng, các đƣờng kết nối giữa các nút mạng ở dạng tĩnh hoặc động. NAM cũng cho phép quan sát hành vi động của hàng đợi tại các nút, sự chuyển động của các gói số liệu trên mạng. Các phiên bản mới của NAM còn cho phép hiển thị sự chuyển động của các nút mạng không dây trong miền không gian hai chiều. XGRAPH là chƣơng trình cho phép vẽ đồ thị trong không gian hai chiều với dữ liệu đầu vào là các tệp dạng text, do chƣơng trình mô phỏng sinh ra. Với XGRAPH, nhà nghiên cứu có thế vẽ đƣợc nhiều dạng đồ thị nhƣ đồ thị dạng đƣờng, đồ thị điểm, đồ thị cột. Các đồ thị này có thể đƣợc lƣu lại dƣới dạng tệp ảnh thông dụng để có thể sử dụng về sau.
Bộ mô phỏng NS2 đƣa kết quả mô phỏng ra tệp vết (trace file) chứa thông tin vết các sự kiện trong thời gian tiến hành chạy mô phỏng. Để có đƣợc các kết quả mô phỏng, ngƣời nghiên cứu phải xử lý số liệu do bộ mô phỏng sinh ra. Một số nhà nghiên cứu đã đóng góp cho cộng đồng những ngƣời sử dụng NS2 các kịch bản mô phỏng hoặc gói phần mềm để sử lý kết quả mô phỏng.