Các phƣơng pháp kiểm thử con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử phần mềm và ứng dụng trên môi trường DOT NET (Trang 46 - 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC THỂ LOẠI KIỂM THỬ PHẦN MỀM

2.5 Các phƣơng pháp kiểm thử con ngƣời

Hai phƣơng pháp kiểm thử con ngƣời chủ yếu là Code Inspections và Walkthroughs. Hai phƣơng pháp này bao gồm một nhóm ngƣời đọc và kiểm tra theo mã lệnh của chƣơng trình. Mục tiêu của chúng là để tìm ra lỗi mà không gỡ lỗi.

Một Inspection hay Walkthrough là 1 sự cải tiến của phƣơng pháp kiểm tra mà lập trình viên đọc chƣơng trình của họ trƣớc khi kiểm thử nó. Inspections và Walkthroughs hiệu quả hơn là bởi vì những ngƣời khác sẽ kiểm thử chƣơng trình tốt hơn chính tác giả của chƣơng trình đó.

Inspections/Walkthroughs và kiểm thử bằng máy tính bổ sung cho nhau. Hiệu quả tìm lỗi sẽ kém đi nếu thiếu đi 1 trong 2 phƣơng pháp. Và đối với việc sửa đổi chƣơng trình cũng nên sử dụng các phƣơng pháp kiểm thử này cũng nhƣ các kỹ thuật kiểm thử hồi quy.

2.5.1 Tổng duyệt – Walkthrough

Walkthrough là một thuật ngữ mô tả sự xem xét kỹ lƣỡng của một quá trình ở mức trừu tƣợng trong đó nhà thiết kế hay lập trình viên lãnh đạo các thành viên trong nhóm và những ngƣời có quan tâm khác thông qua một sản phẩm phần mềm, và những ngƣời tham gia đặt câu hỏi, và ghi chú những lỗi có thể có, sự vi phạm các chuẩn phát triển và các vấn đề khác. Walkthrough mã lệnh là 1 tập các thủ tục và các công nghệ dò lỗi cho việc đọc nhóm mã lệnh. Trong một Walkthrough, nhóm các nhà phát triển – với 3 hoặc 4 thành viên là tốt nhất – thực hiện xét duyệt lại. Chỉ 1 trong các thành viên là tác giả của chƣơng trình.

Một ƣu điểm khác của walkthroughs, hiệu quả trong chi phí gỡ lỗi, là 1 thực tế mà khi một lỗi đƣợc tìm thấy, nó thƣờng đƣợc định vị chính xác trong mã lệnh. Thêm vào đó, phƣơng pháp này thƣờng tìm ra 1 tập các lỗi, cho phép sau đó các lỗi đó đƣợc sửa tất cả với nhau. Mặt khác, kiểm thử dựa trên máy tính,chỉ tìm ra triệu chứng của lỗi (chƣơng trình không kết thúc hoặc đƣa ra kết quả vô nghĩa), và các lỗi thƣờng đƣợc tìm ra và sửa lần lƣợt từng lỗi một.

2.5.2 Thanh tra mã nguồn – Code Inspection

Thanh tra mã nguồn là 1 tập hợp các thủ tục và các kỹ thuật dò lỗi cho việc đọc các nhóm mã lệnh. Một nhóm kiểm duyệt thƣờng gồm 4 ngƣời. Một trong số đó đóng vai trò là ngƣời điều tiết – một lập trình viên lão luyện và không đƣợc là tác giả của chƣơng trình và phải không quen với các chi tiết của chƣơng trình. Ngƣời điều tiết có nhiệm vụ: phân phối nguyên liệu và lập lịch cho các buổi kiểm duyệt, chỉ đạo phiên

làm việc, ghi lại tất cả các lỗi đƣợc tìm thấy và đảm bảo là các lỗi sau đó đƣợc sửa. Thành viên thứ hai là một lập trình viên. Các thành viên còn lại trong nhóm thƣờng là nhà thiết kế của chƣơng trình ( nếu nhà thiết kế khác lập trình viên) và một chuyên viên kiểm thử.

2.6 Kết chƣơng

Chƣơng này tập trung nghiên cứu về kiểm thử phần mềm trong vòng đời phát triển của một phần mềm, đồng thời tìm hiểu vai trò, đặc điểm, và yêu cầu của các thể loại kiểm thử phần mềm. Những thông tin này sẽ làm cơ sở để xây dựng nên các công cụ kiểm thử tự động có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu thực tế.

CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM THỬ PHẦN MỀM TỰ ĐỘNG TRÊN MÔI

TRƢỜNG .NET

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử phần mềm và ứng dụng trên môi trường DOT NET (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)