Tab Graph có sẵn một vài sơ đồ mạng điển hình được định nghĩa sẵn, hoặc ta có thể tự định nghĩa một sơ đồ mạng của mình.
Tab Node với các tùy chọn là nút đó tĩnh hoặc động. Nút tĩnh thì cố định và luôn tồn tại, do đó nó không phải là nguyên nhân mất kết nối với các nút khác. Nút động thì có thể thay đổi trạng thái (xuất hiện hoặc ẩn) một cách ngẫu nhiên. Điều này có thể làm đứt liên kết giữa các nút, do đó nó được sử dụng để nghiên cứu các giao thức đòi hỏi khôi phục lỗi sau khi mất đường truyền gói tin.
Tab Link với việc lựa chọn xác suất để mất đường liên kết do người dùng tự định nghĩa (Link Erasure Probablility) và dung năng của các đường truyền.
Tab Protocol với các giao thức có sẵn như Flooding, RLNC, RLNC non- innovative. Ta phải định nghĩa một giao thức mới phù hợp với yêu cầu mô phỏng để tích hợp vào tùy chọn này.
Tab TrafficGenerator là các bộ tạo dữ liệu cho các gói tin như kích thước gói tin, số lượng gói tin, kiểu dữ liệu.
4.2 Mô phỏng
Một giao thức mới được tạo ra cho việc mã hóa không gian con, truyền tin ứng dụng kỹ thuật mã mạng tuyến tính ngẫu nhiên.Các thuật toán mã hóa và giải mã viết bằng ngôn ngữ lập trình Python cùng các hàm của nó được tích hợp trong giao thức [Phụ lục]. Giao thức này sau đó được cài đặt vào trong phần mềm NECO.
Mô phỏng sử dụng sơ đồ mạng có sẵn random geometric grap (RGG) với 15 nút, bán kính r = 0.8.
Một giao thức mới được định nghĩa với tên là dungđược tạo ra và được tích hợp vào trong phần mềm như là một lựa chọn trong tùy chọn Protocol (hình 4.6). Mô hình truyền được áp dụng là mô hình truyền đa điểm nên trong tùy chọn này ta có thể tự chọn nút nguồn cũng như nút đích. Phương pháp định tuyến flooding được sử dụng trong mô hình, tức là gói tin lối ra tại một nút sẽ được truyền ra tất cả các cổng lối ra nút đó.
Các nút được chọn là các nút động và đường truyền giữa các nút có dung năng đơn vị (hình 4.5).