Điều khiển công suất vòng kín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai mạng LTE tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 61)

Thích ứng nhanh được áp dụng quanh điểm hoạt động vòng hở để tạo thành điều khiển công suất vòng kín. Điều này có thể điều khiển can nhiễu và tinh chỉnh công suất để phù hợp với điều kiện kênh truyền (bao gồm fading nhanh). Tuy nhiên, do tính trực giao ở đường lên của LTE, điều khiển công suất vòng kín của LTE không cần sử dụng điều khiển công suất vòng kín nhanh như áp dụng đối với ở WCDMA (để tránh vấn đề gần xa). Thay đổi băng thông phát cùng với việc thiết lập MSC để đạt được đến tốc độ dữ liệu phát mong muốn.

Delta- MCS: cho phép công suất trên khối tài nguyên thích nghi theo tốc độ phát dữ liệu thông tin. Công suất phát đòi hỏi trên khối tài nguyên là (2K.BPRE – 1). Trong đó BPRE là tỷ số số bit thông tin trên thành phần tài nguyên RE trong một RB, k là hệ số tỷ lệ và giá trị thích hợp cho k là 1.25 đối với công suất offset phụ thuộc vào MCS.

2.8. Kết luận chương 2

Chương 2 đã khái quát được cấu trúc mạng 4G LTE, các đặc tính kỹ thuật và các kỹ thuật sử dụng trong LTE. Mạng LTE có ưu điểm vượt trội so với 3G về tốc độ, thời gian trễ nhỏ, hiệu suất sử dụng phổ cao cùng với việc sử dụng băng thông linh hoạt, cấu trúc đơn giản nên giá thành giảm. Để tạo nên các ưu điểm đó, LTE đã phối hợp nhiều kỹ thuật, trong đó, nó sử dụng kỹ thuật OFDMA ở đường xuống. Các sóng mang trực giao với nhau, do đó tiết kiệm băng thông, tăng hiệu suất sử dụng phổ tần và giảm nhiễu ISI. Cùng với các ưu điểm đó thì OFDM có khuyết điểm là sự thăng giáng đường bao lớn dẫn đến PAPR lớn, khi PAPR lớn thì đòi hỏi các bộ khuếch đại công suất tuyến tính cao để tránh làm méo dạng tín hiệu, hiệu suất sử dụng công suất thấp vì thế đặc biệt ảnh hưởng đối với các thiết bị cầm tay. Do đó, LTE sử dụng kỹ thuật SC-FDMA cho đường lên. Cùng với các kỹ thuật đó, LTE còn hổ trợ MIMO, MIMO là một phần tất yếu của LTE để đạt được yêu cầu về thông lượng và hiệu quả sử dụng phổ. Cùng với các kỹ thuật này, chương 2 còn trình bày về lập biểu phụ thuộc kênh, thích ứng đường truyền, HARQ với kết hợp mềm. Chuyển giao trong LTE, và chuyển giao giữa LTE với các mạng khác. Đồng thời để cân bằng công suất phát đối với QoS yêu cầu, tối thiểu can nhiễu và tăng tuổi thọ pin của thiết bị đầu cuối, điều khiển công suất đường lên được sử dụng ở LTE, điều khiển công suất kết hợp cả vòng hở và vòng kín, nhưng do tính trực

giao ở đường lên của LTE nên tránh được vấn đề gần xa (vấn đề điển hình trong điều khiển công suất của WCDMA) và vì thế ở LTE không cần sử dụng điều khiển công suất vòng kín nhanh.

Từ việc tìm hiểu khái quát công nghệ LTE và các vấn đề liên quan, ta tiến hành quy hoạch mạng trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CUNG CẤP DỊCH VỤ VÔ TUYẾN BĂNG RỘNG VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Với ưu thế vượt bậc về khả năng cung cấp các dịch vụ truy cập tốc độ cao cùng với xu hướng gần phổ cập các thiết bị đầu cuối có thể khẳng định rằng mạng 4G LTE sẽ là xu thế phát triển chủ đạo của viễn thông thế giới trong thời gian tới. Do đó có thể thấy 4G tạo ra nền tảng vững chắc trong tương lai mạng Viễn thông Việt Nam. Việt Nam cũng đang nằm trong xu hướng phát triển rất lớn và đôi khi mạng 3G cũng đã quá tải.

3.1. Tình hình triển khai cung cấp dịch vụ vô tuyến băng rộng

Từ năm 2009, Việt Nam đã đầu tư phát triển công nghệ 3G. Sau 5 năm triển khai, số lượng thuê bao sử dụng mạng 3G tại Việt Nam đã tăng từ 7 triệu thuê bao năm 2009 lến đến 24,2 triệu thuê bao trong 6 tháng đầu năm 2014 (số liệu trích dẫn báo cáo sơ kết quản lý truyền thông 6 tháng đầu năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông) và đang tiếp tục tăng một cách mạnh mẽ. Trong tổng số các thuê bao đăng ký mạng 3G tại Việt Nam, Viettel chiếm 41,76% thị phần; kế đến là MobiFone 33,56% và thứ ba là VinaPhone 22,52%. (Sách trắng Công nghệ thông tin năm 2014). Phạm vi phủ sóng 3G trong những năm qua đã được mở rộng đáng kể, hiện nay đã phủ sóng 63/63 tỉnh thành và các vùng biên giới hải đảo. Chất lượng dịch vụ 3G cũng gia tăng đáng kể, lên đến 42 Mbps. Giá cước 3G cũng đã có nhiều thay đổi phù hợp với người sử dụng hơn, Tuy nhiên, thị trường Viễn thông Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng như: số lượng người sử dụng công nghệ 3G mới đạt hơn 25% dân số, tỉ lệ người sử dụng internet cũng chỉ đạt mức 37/100 người. Mở rộng ra trong khu vực các quốc gia tiểu vùng sông Mêkông, mạng 3G tuy đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sử dụng của các quốc gia này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai mạng LTE tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)