CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Việc thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng nhằm giúp ta nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát. Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch và triển khai các mục tiêu nghiên cứu.
+ Thu thập tài liệu thứ cấp
- Tham khảo các tài liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Thu thập các số liệu tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề môi trường tại khu vực khai thác.
- Thu thập số liệu thứ cấp tại các mỏ. - Thu thập qua các đề tài, luận văn.
- Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài qua thực địa, sách báo, internet.
2.3.2. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu, đánh giá về bùn thải do Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường thực hiện qua các năm, các báo cáo kết quả phân tích mẫu bùn thải của các mỏ khai khoáng, bao gồm các số liệu về trữ lượng bùn thải hàng năm (m3 bùn thải, diên tích bãi chứa bùn thải), số liệu phân tích về thành phần các chất trong bùn thải...
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích
* Lấy mẫu:
Lấy mẫu tại một số bãi chứa bùn thải một số loại khai thác, chế biến khoáng sản như:
- Bùn thải của mỏ chì kẽm Làng Hích; - Bùn thải mỏ thiếc Tây Núi Pháo;
- Bùn thải mỏ sắt Trại Cau.
Phương pháp lấy mẫu: Tại khối bùn thải sau quá trình tuyển khoáng của mỗi mỏ tiến hành lấy 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau trong khối bùn thải của mỗi loại hình khai thác chế biến khoáng sản, sử dụng kết quả giá trị trung bình của kết quả phân tích để so sánh với ngưỡng chất thải nguy hại nhằm phân định có phải chất thải nguy hại hay không.
Mẫu được lấy tại bể chứa bùn thải sau quá trình tuyển khoáng trước khi được bơm ra hồ chứa bùn thải của các mỏ, thời điểm lấy mẫu trong ca sản xuất của các mỏ.
* Chỉ tiêu phân tích:
- Kim loai nặng Pb, Zn, Cd, As, Hg, Ni, Cu. - Chỉ tiêu đặc tính: pH
Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu bùn thải được thực hiện theo các phương pháp đang sử dụng tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Thái Nguyên.
Bảng 2.1. Các phương pháp phân tích
Stt Chỉ tiêu phân tích Tên/số hiệu phương pháp sử dụng
1 pH TCVN 5979:2007
2 Zn US EPA Method 3051A + SMEWW
3111B:2012
3 Cd
US EPA Method 3051A + SMEWW 3113B:2012
US EPA Method 3051A + SMEWW 3111B:2012
4 Pb
US EPA Method 3051A + SMEWW 3113B:2012
US EPA Method 3051A + SMEWW 3111B:2012
5 As US EPA Method 3051A + SMEWW
3113B:2012
6 Hg US EPA Method 3051A + SMEWW
7 Ni US EPA Method 3051A + SMEWW 3113B:2012
8 Cu US EPA Method 3051A + SMEWW
3113B:2012
2.3.4. Phương pháp so sánh
Dùng để đánh giá mức độ tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Sau khi có kết quả phân tích các chỉ tiêu của mẫu bùn thải tại các mở nghiên cứu đem so sánh đối chiếu với QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại để có cơ sở phân định khối bùn thải đã lấy mẫu có phải thấy thải nguy hại hay chất thải thông thường.
2.3.5. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường như các cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Thái Nguyên, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tại các mỏ khai thác, chế biến khoáng sản khoáng sản, cụ thể:
- Tham khảo ý kiến của các chuyên viên công tác tại phòng khoáng sản và Chi cục bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên; chuyên viên công tác tại phòng Kỹ thuật an toàn môi trường thuộc Sở Công thươgn tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý nhà nước và các đề xuất quản lý bùn thải, an toàn hồ chứa bùn thải.
- Tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý kỹ thuật tại các mỏ nghiên cứu về quy trình kỹ thuật, công tác quản lý chất thải tại mỏ.
- Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các giáo viên trong trường về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý bùn sau tuyển khoáng.