Công tác bồi thường GPMB một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến người dân tại dự án khu tái định cư đức xuân thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 50)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.5.1.Công tác bồi thường GPMB một số nước trên thế giới

Đối với các nước trên thế giới chế độ quản lý đất đai là sở hữu tư nhân, thị trường đất đai phát triển theo quy luật của thị trường hoàng hóa và mua bán tự do. Việc chuyển nhượng và cho thuê ruộng đất được coi là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bởi họ cho rằng đất đai khi thuộc sử hữu của các chủ sử dụng tư nhân mới có khả năng sinh lợi cao hơn so với chủ sử dụng cũ. Chính vì thế việc GPMB thực chất là việc mua và bán đất theo thỏa thuận giữa người mua và người bán nên việc GPMB chỉ mang tính chất thủ tục vì đất đai thuộc sở hữu tư nhân do đó họ có quyền đem ra trao đổi hay mua bán tùy ý.

1.5.1.1. Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ. Điều đó dẫn đến quá trình GPMB cũng diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mở cửa đặt ra hàng loạt vấn đề mới mẻ về quản lý đất đai đô thị, xây dựng cơ sở đầu tư nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc có những quy định mới về chính sách và pháp luật để giả quyết các nhu cầu trên.

Tại các thành phố lớn như: Bắc Kinh, Vũ Hán, Quảng Châu và một số tỉnh nhiệm vụ quy hoạch đất đai ở đô thị và nông thôn được Nhà nước Trung Quốc quan tâm và thực hiện triệt để.

Công tác bồi thường và tái định cư ở Trung Quốc những năm gần đây, đạt được những kết quả đáng kể, nguyên nhân là do việc xây dựng các chính sách và các thủ tục rất chi tiết, ràng buộc các hoạt động tái định cư với nhiều lĩnh vực khác, mục tiêu của các chính sách này là cung cấp cơ hội phát triển cho tái định cư, thông qua cách tiếp cận và tạo nơi ở mới ổn định, tạo nguồn lực sản xuất cho người thuộc diện bồi thường và tái định cư. Đối với các dự án phải bồi thường để GPMB, kế hoạch tái định cư chi tiết được chuẩn bị trước khi thông qua dự án, cùng với việc dàn xếp kinh tế khôi phục cho từng địa phương, từng gia đình và người bị ảnh hưởng.

Thành công của chính phủ Trung Quốc trong việc thực hiện bồi thường và tái định cư là do hệ thống pháp luật đồng bộ, pháp luật đất đai và chính sách pháp luật đất đai đầy đủ, phù hợp công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rất năng động cùng với một Nhà nước pháp quyền vững chắc. Năng lực, thể chế của chính quyền địa phương theo thẩm quyền có hiệu lực cao, người dân có ý thức pháp luật nghiêm minh nhân dân tin tưởng vào chế độ tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

1.5.1.2. Ôxtrâylia

Ôxtrâylia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy mà hệ thống pháp luật quản lý xã hội nói chung, quản lý sở hữu và sử dụng đất đai nói riêng được hình thành từ rất sớm. Theo chiều dài lịch sử, chính sách, pháp luật đất đai Ôxtrâylia mang tính kế thừa và phát triển liên tục, không bị thay đổi và gián đoạn bởi thay đổi của chế độ chính trị. Trên cơ sở tập hợp và vận dụng hàng chục luật khác nhau của đất nước nên pháp luật và chính sách đất đai phát triển một cách nhất quán ngày càng hoàn thiện thuộc nhóm đứng hàng đầu trên thế giới. Luật đất đai của Ôxtrâylia quy định đất đai của quốc gia, thuộc hai loại sở hữu là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Luật đất đai bảo vệ tuyệt đối

quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai, chủ sở hữu đất đai có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, thừa kế theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai. Luật cũng quy định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân phục vụ vào mục đích công cộng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và trưng thu gắn với việc Nhà nước thực hiện bồi thường.

Ở mỗi bang ngoài luật đất đai, các văn bản quy định cụ thể việc thực hiện và các đạo luật khác có liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu đất để phát triển bền vững đất đai, khai thác tối đa hiệu quả trong việc sử dụng đất. Về quản lý công trình công cộng mang lại lợi ích cho Nhà nước và nhân dân. Quyền lấy đất để cấp cho các công trình công cộng là quy tắc chung bao chùm các luật có liên quan tới đất ngay cả trong trường hợp mảnh đất đó thuộc sở hữu tư nhân, giấy chứng nhận thửa đất đó có lưu quyền bảo lưu của Nhà nước lấy lại mảnh đất đó phục vụ cho công trình công cộng.

1.5.1.3. Đài Loan

Điều 208 Luật đất đai Đài Loan quy định “Do nhu cầu xây dựng các công trình công cộng, Nhà nước có thể trưng thu đất tư hữu theo quy định của bộ luật này, nhưng phạm vi trưng thu phải hạn chế trong nhu cầu cần thiết của công trình đó, như công trình quốc phòng, công trình giao thông, công trình công cộng, vệ sinh công cộng, cơ quan Chính phủ, cơ quan tự trị của địa phương, kiến trúc công cộng khác, sự nghiệp khoa học kỹ thuật và từ thiện, các công trình khác do Chính phủ xây mới phục vụ lợi ích công cộng”.

Việc trưng thu đất và bồi thường tài sản trên đất ở Đài Loan được thực hiện như sau: cơ quan cần đất đưa ra kế hoạch xây dựng mới công trình và phạm vi dùng đất, sau đó liên hệ với cơ quan địa chính địa phương để thực hiện việc trưng thu đất theo trình tự dưới đây:

- Đo đạc. - Lên hồ sơ.

- Thuyết minh về việc trưng thu (trước khi trưng thu một tháng, phải tổ chức hội nghị thuyết minh hoặc hội nghị hiệp thương).

- Trưng thu và công bố.

- Phát các khoản tiền bồi thường và xử lí các vấn đề nảy sinh. - Di chuyển các vật có trên đất.

- Đăng kí thay đổi quyền sở hữu và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai. - Thống kê kết quả.

Trong quá trình thực hiện trưng thu đất đai, Đài Loan vẫn thường gặp phải các rắc rối và sự phản kháng của chủ sở hữu đất. Điều 238 Luật đất đai của Đài Loan quy định, khi cơ quan địa chính huyện, thành phố gặp phải các tình huống dưới đây thì được di chuyển thay hoặc trưng thu đất luôn:

Chủ sở hữu đất cự tuyệt không nhận hoặc không thể nhận phí di chuyển khi được chi trả.

Người được lĩnh tiền không rõ ràng ở địa phương.

Chủ sở hữu đất được lĩnh tiền di chuyển nhưng không di chuyển theo đúng thời hạn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phản ứng của các chủ sở hữu có đất bị trưng thu đó là giá đất công bố để làm căn cứ bồi thường thấp hơn giá trị hiện tại của đất. Hiện nay, Đài Loan vẫn luôn trưng tập ý kiến của các cơ quan có liên quan để nhằm cải tiến trình tự, thủ tục trưng thu đất đai cụ thể của Đài Loan.

Chính quyền huyện, thành phố thường xuyên điều tra giá cả mua bán đất đai bình thường trong địa phương mình để công bố chính xác giá trị đất hiện tại, làm cho việc bồi thường khi trưng thu đất đai được công bằng, hợp lý.

Sửa đổi các luật liên quan, định ra hạng mục và mức bồi thường đất đai nhất quán.

Chính quyền tỉnh tổ chức huấn luyện chuyên môn cho các chuyên gia đánh giá về bồi thường tài sản của huyện, thành phố.

Cơ quan cần đất vì trưng thu đất mà làm cho người có nhà ở trên đất không có nhà ở, phải định ra kế hoạch an dân, kế hoạch an dân phải được ghi rõ trong kế hoạch trưng thu.

Để đề phòng việc tranh thủ trồng trọt và xây dựng lại nhằm tiết kiệm thời gian, nhân lực đánh giá, chính quyển huyện, thành phố cần bàn bạc với cơ quan cần sử dụng máy ghi hình, chụp ảnh để thu thập tài liệu khi đánh giá bồi thường tài sản trên đất.

Cơ quan trưng thu đất phải giúp đỡ cơ quan cần dùng đất tổ chức hội nghị thuyết minh về trưng thu.

1.5.1.4. Chính sách bồi thường và tái định cư của một số ngân hàng trên thế giới

Ngân hàng Thế giới là một trong những tổ chức tài trợ quốc tế đầu tiên đưa ra chính sách về tái định cư bắt buộc. Tháng 2/1980, lần đầu tiên chính sách tái định cư được ban hành dưới dạng một Thông báo hướng dẫn các hoạt động nội bộ cho nhân viên. Từ đó đến nay chính sách tái định cư đã được sửa đổi và ban hành lại nhiều lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như chúng ta đã biết, Khi Nhà nước thu hồi đất và tái định cư thì những người bị ảnh hưởng, là những người mà do hậu quả của dự án họ phải chịu thiệt hại toàn bộ hay một phần tài sản vật chất và phi vật chất, bao gồm nhà cửa, cộng đồng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các phương tiện sản xuất bao gồm đất đai, nguồn thu nhập, kế sinh nhai do đất đai tạo ra, đặc trưng văn hóa và tiềm năng về sự hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo đời sống, tài nguyên cho sự sinh tồn và hệ sinh thái… Kinh nghiệm của WB cho thấy việc tái định cư không tự nguyện do các dự án phát triển gây nên, trong trường hợp không thể giảm thiểu được thường dẫn đến những hiểm họa nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường do các hệ thống sản xuất bị phá vỡ, con người phải đối mặt với sự bần cùng hóa khi những tài sản, công cụ sản xuất hay nguồn thu nhập của họ bị mất đi. Tất cả những điều đó nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những khó khăn, căng thẳng về xã hội và dễ dàng dẫn tới sự bần cùng hóa đời sống dân cư. Chính

vì vậy mà chính sách tái định cư của WB đã đưa ra những nguyên tắc hướng dẫn cơ bản đó là:

Tái định cư không tự nguyện cần tránh được ở mọi nơi có thể tránh được hoặc giảm đến mức tối thiểu bằng cách đưa ra mọi phương án có thể lựa chọn trong quá trình thiết kế kỹ thuật.

Ở những nơi mà tái định cư không tự nguyện là không thể tránh khỏi, hoạt động tái định cư cần được nhận thức và thực thi như những chương trình phát triển bền vững, cần cung cấp đủ nguồn đầu tư để giúp những người bị dự án ảnh hưởng tiêu cực được chia sẻ lợi ích của dự án, những người bị ảnh hưởng cần được tham khảo ý kiến đầy đủ và cần được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện các chương trình tái định cư.

Những người bị ảnh hưởng cần được trợ giúp nhằm được cải thiện điều kiện sống của mình hoặc ít nhất là khôi phục được mức sống cũ như trước khi có dự án.

Từ tháng 02/1994, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã bắt đầu áp dụng bản hướng dẫn hoạt động của WB về tái định cư và từ tháng 11/1995 Ngân hàng này đã có chính sách riêng của Ngân hàng về tái định cư bắt buộc.

Theo chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư của WB và ADB thì việc thiếu các quyền pháp lý chính thức về đất sẽ không cản trở việc bồi thường cho một nhóm dân bị ảnh hưởng và những người ảnh hưởng còn được mở rộng cả với đối tượng không bị thiệt hại về đất đai và tài sản mà chỉ bị ảnh hưởng nhỏ về mặt tinh thần. Đối với đất đai và tài sản được bồi thường, chính sách của WB và ADB là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các công trình xây dựng và quy định thời hạn bồi thường tái định cư hoàn thành trước một tháng khi dự án triển khai thực hiện.

Khôi phục thu nhập là một yếu tố quan trọng của tái định cư khi những người bị ảnh hưởng bị mất cơ sở sản xuất, công việc kinh doanh, việc làm hay những thu nhập khác, bất kể là họ có mất nơi ở hay không. Các bước cơ bản trong chương trình khôi phục thu nhập của WB và ADB đó là:

Phân tích các hoạt động kinh tế của tất cả những người bị ảnh hưởng (theo giới, nhóm tuổi, trình độ văn hóa, kỹ năng, thu nhập, số người trong hộ gia đình, nguyện vọng, các phương án) để đánh giá các nhu cầu của họ.

Xác định các chương trình khôi phục thu nhập đa dạng (cho cả cá nhân lẫn các nhóm đặc biệt) thông qua việc tư vấn về lợi ích và sự phân tích khả thi về tài chính và thị trường.

Kiểm tra các chương trình đào tạo và tạo thu nhập với người bị ảnh hưởng được lựa chọn trên cơ sở thử nghiệm.

Nhân rộng việc thử nghiệm.

Đánh giá chương trình và hỗ trợ kỹ thuật bổ sung nếu cần thiết.

Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường tái định cư được các tổ chức cho vay vốn quốc tế coi là điều kiện bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ thuộc vào số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ tác động của dự án. Kế hoạch bồi thường tái định cư phải được coi là một phần của chương trình phát triển cụ thể, cung cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị di chuyển hòa nhập được với cộng đồng mới.

1.5.2. Công tác bồi thường GPMB ở nước Việt Nam

Vai trò đất đai đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tình hình bồi thường GPMB hiện nay đã được nhà nước quan tâm đúng mức, đã thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đáp ứng được nhu cầu xây dựng các dự án nhằm thúc đẩy tiến độ phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vấn đề khó khăn, bất cập. Thực tế cho thấy sau khi Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường GPMB, người dân bị ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất phải chuyển sang nghề khác, với giá trị được bồi thường, người có đất bị thu hồi không có khả năng tạo lập nơi ở mới cũng như không có khả năng đầu tư để chuyển sang nghề khác. Cùng

với tiến trình phát triển của đất nước, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng với số lượng các dự án gia tăng; Công tác bồi thường thiệt hại GPMB khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng trở nên phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, trong công tác này. Đồng thời Nhà nước cũng cần có chính sách phù hợp về nhà ở, lao động, việc làm… để giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống, kinh tế cộng đồng và ổn định xã hội.

1.5.2.1. Công tác GPMB ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội là nơi có rất nhiều dự án liên quan đến công tác GPMB. Theo UBND Thành phố Hà Nội, sau 6 năm thực hiện Nghị quyết số 20/NQ- TU của Thành Ủy và Nghị quyết số 09/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác GPMB, Hà Nội đã hoàn thành GPMB và bàn giao cho các chủ đầu tư 1.048/1.830 dự án với tổng cộng 5,688 ha đất liên quan đến 153.725 hộ dân và bố trí tái định cư cho 10.580 hộ. Bình quân mỗi năm GPMB được 1000ha đất. Nhìn chung công tác GPMB của Thành phố được tiến hành hết sức thuận lợi do được ủng hộ của nhân dân. Các cấp, các ngành có liên quan đã thực hiện đúng tiến độ và chức trách của mình.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến người dân tại dự án khu tái định cư đức xuân thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 50)