Triển khai OLAP đối với dữ liệu sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kỹ thuật OLAP trong khai phá dữ liệu sinh viên tại học viện ngân hàng 04 (Trang 53 - 62)

- Bước 1: Dựa trên dữ liệu đào tạo của Học viện Ngân hàng, em tiến hành làm sạch dữ liệu bằng cách loại bỏ đi các dữ liệu dư thừa và các dữ liệu không chính xác mà nhà cung cấp phần mềm nhập vào để thử nghiêm khi triển khai cài đặt phần mềm quản lý đào tạo tại Học viện Ngân hàng.

- Bước 2: Chạy phần mềm SQL Server Business Intelligence Development Studio của Microsoft [7].

Hình 2.14. Màn hình khởi động SQL Server Business Intelligence Development Studio

- Bước 3: Tạo một Analysis Services Project mới có tên là "Phantich_OLAP"

Hình 2.15. Màn hình khởi tạo Analysis Services Project

Trong của sổ Solution Explorer của dự án Phantich_OLAP, bấm phím phải chuột vào Data Source để tạo một bộ kết nối đến dữ liệu dùng cho phân tích.

Hình 2.16. Màn hình tạo kết nối đến Data Source

Xác định các tham số kết nối đến dữ liệu có tên “Dulieubaocao” đã tạo ra trong SQL Server Management Studio.

Hình 2.17.. Màn hình thiết lập tham số kết nối đến Data Source

Đặt tên cho Data Source vàm bấm Finish để hoàn thành việc kết nối đến cơ sở dữ liệu.

Bấm phím phải chuột vào Data Source View trong của sổ Solution Explorer chọn New Data Source View

Hình 2.18. Màn hình tạo kết nối đến Data Source View

Xác định nguồn dữ liệu (Data Source) cần lấy là "Dulieu Baocao" mới vừa tạo ra ở bước trước

Hình 2.19. Màn hình thiết lập tham số kết nối đến Data Source View

Chọn Next và chọn các bảng cần cho phân tích

Chú ý: Nếu bạn muốn chọn bảng Fact và các bảng Dimension liên quan đến bảng Fact thì chỉ cần chọn Fact Table đưa qua khung bên phải và bấm nút "Add Related Tables" để tự động lấy các bảng Dimensions liên quan.

Sau khi hoàn thành, các bảng Fact và Dimension như sau:

Hình 2.21. Bảng Fact và Dimensions sau khi hoàn thành việc kết nối đến Data Source View

Sau khi tao Data Source và Data Source View ta tạo dữ liệu khối cho phân tích bằng cách bấm chuột phải lên Cubes trong Solution Explorer và chọn New Cube

Chọn Next và chọn nguồn dữ liệu cho khối (Dulieu Baocao), Xác định các bảng có độ đo:

Hình 2.23. Màn hình lựa chọn các bảng có chứa độ đo

Bấm Next để xác định các độ đo cho phân tích. Nhắc lại rằng độ đo là các đại lượng phản ảnh mục tiêu phân tích, tính toán. Đó là các phép toán trên thuộc tính có thể tính toán trong bảng sự kiện.

Hình 2.24. Màn hình lựa chọn các độ đo

Bấm Next, hệ thống sẽ tự động phát hiện các cấu trúc phân cấp trong các bảng chiều. Xem lại các chiều trong khối

Hình 2.25. Màn hình lựa chọn các chiều

Đặt tên khối (Dulieu Baocao)và bấm finish để sinh ra khối. Khối dữ liệu với các chiều được sinh ra

Hình 2.26. Khối dữ liệu với các chiều được sinh ra

Sau khi tạo ra khối dữ liệu cho phân tích, để thực thi OLAP ta bấm phím phải chuột vào tên dự án trong Solution Explorer và chọn Deploy

Hình 2.27. Màn hình Deploy để sinh ra các chiều

Project được thực thi thành công như sau

Hình 2.28. Khối dữ liệu và các chiều được Deploy thành công

Sau khi thực thi xong dự án, để thực hiện các phân tích OLAP phục vụ cho công tác quản lý, bấm phím phải chuột vào Cube trong Solution Explorer chọn Browse để xuất hiện mà hình phân tích:

Hình 2.29. Bấm Browse để vào Phân tích khối dữ liệu

Màn hình phân tích OLAP như sau:

Panel bên phải chia làm 2 cửa sổ, cửa sổ phía trên dùng để xác định các điều kiện để phân tích, cửa sổ phía dưới chứa kết quả các độ đo khi ta kéo thả các độ đo từ khung bên trái qua. Tùy theo mục đích phân tích mà chúng ta xác lập các biểu thức phân tích cho phù hợp.

Ví dụ với thiết lập như dưới đây có nghĩa là yêu cầu cho biết số sinh viên đạt điểm A, B, C, D, F môn Kinh tế Phát triển của khóa 11, 12 .

Hình 2.30. Phân tích khối dữ liệu

2.9. Kết luận chương 2

Nội dung chương 2 luận văn tập chung vào làm rõ các khái niệm liên quan đến kỹ thuật OLAP, các mô hình lưu trữ hỗ trợ OLAP : (i) Mô hình MOLAP; (ii) Mô hình ROLAP; (iii) Mô hình HOLAP.

Ngoài ra nội dung chương này còn trình bày về kỹ thuật OLAP trong SQL Server, chương này trình bày giải pháp công nghệ kho dữ liệu và kỹ thuật OLAP của Microsoft, mà đặc biệt là của SQL Server 2008. Ngoài ra cũng trình bày một số công cụ được sử dụng trong việc xây dựng kho dữ liệu như: SSIS dùng cho tích hợp, SSRS dùng cho báo cáo, SSAS dùng cho phân tích dữ liệu và SSMS dùng cho việc theo dõi và quản lý.

CHƯƠNG 3

OLAP TRONG KHAI PHÁ DỮ LIỆU SINH VIÊN TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kỹ thuật OLAP trong khai phá dữ liệu sinh viên tại học viện ngân hàng 04 (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)