Giao diện thiết lập các thông số của hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống thu thập lưu trữ và xử lý số liệu đo một số thông số môi trường nước nuôi trồng thủy hải sản (Trang 44 - 47)

COM Port: cổng giao tiếp (RS-232) dùng cho việc truyền thông (COM 1 hoặc COM 2);

Baud Rate: tốc độ kết nối qua cổng giao tiếp RS-232; Security Code: mã bảo mật;

Call-back Id Number: có giá trị bằng 0 khi môdule CR10X và máy tính kết nối đúng;

Maximum Time On-line (sec): thời gian lớn nhất cho kết nối trực tuyến; Maximum Package Size: độ dài gói dữ liệu tối đa;

Add COM Port: thêm cổng giao tiếp (RS-232) dùng cho việc kết nối; Delete: xoá một thông số sau khi đã được thiết lập;

Save Edits: lưu các thông số liên quan tới thiết bị và chương trình.

3.5 Khởi tạo môdule CR10X

Mục đích của phần này là tiến hành nạp chương trình điều khiển, theo dõi các thông số đo được từ các cảm biến (thông số đo chất lượng nước) liên

tục theo thời gian: số liệu dạng bảng hoặc dạng đồ thị.

Set Datalogger Clk: Đồng bộ thời gian giữa đồng hồ máy tính và đồng hồ môdule CR10X;

Collect/Collect All: Ghi số liệu đã thu thập từ bộ nhớ dưới dạng file *.dat;

Send: Nạp file chương trình đã dịch để điều khiển quá trình thu thập số liệu;

Connected: Khởi tạo việc tự động thu thập số liệu từ các cảm biến theo chu kỳ đã định;

Disconnect: Ngừng việc thu thập số liệu.

4. GHÉP NỐI

4.1 Giao tiếp giữa môdule thu thập, lưu trữ CR10X với máy tính (RS-232) 232)

Việc ghép nối giữa hệ thiết bị đo với máy tính qua giao diện RS-232 được thực hiện nhờ một bộ ghép nối cách ly quang học cho phép tránh được các nhiễu điện, và sốc điện từ phía máy vi tính có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của thiết bị đo hoặc thậm chí làm hỏng các mạch lôgic điều khiển của môdule.

Cổng giao tiếp RS-232 [4], đây là cổng nối tiếp và được sử dụng rộng rãi và rất thuận tiện cho mục đích đo lường và điều khiển. Việc truyền dữ liệu qua cổng RS-232 được tiến hành theo cách nối tiếp, nghĩa là các bít dữ liệu được gửi đi nối tiếp nhau trên một đường truyền. Loại đường truyền này có khả năng dùng cho những khoảng cách lớn, bởi vì khả năng gây nhiễu là nhỏ so với dùng cổng song song. Cổng nối tiếp RS-232 không phải là hệ thống bus, do vậy nó cho phép dễ dàng tạo ra liên kết dưới hình thức điểm với điểm giữa hai máy cần trao đổi thông tin với nhau. Một thành viên thứ 3 không thể tham gia vào cuộc trao đổi thông tin này. Cổng nối tiếp RS-232, thường có 9 chân hoặc 25 chân. Nhưng việc truyền dữ liệu thường xảy ra ở trên hai đường dẫn: TxD (Transmit Data - Lối ra) và RxD (Receive Data - Lối vào). Các tín

hiệu khác đóng vai trò là các tín hiệu hỗ trợ khi trao đổi thông tin và vì thế không phải trong mọi ứng dụng đều dùng đến.

Mức tín hiệu trên RxD phụ thuộc vào TxD và nằm trong khoảng -12 V ±12 V; Mức cao: -3 V 12 V; Mức thấp: +3 V +12 V.

Ở trạng thái tĩnh trên đường truyền có điện áp -12 V. Một bít khởi động (Start bit) sẽ khởi động việc truyền dữ liệu. Tiếp đó là các bít dữ liệu riêng lẻ (những bít giá trị thấp sẽ được gửi trước tiên). Tổng số bít dữ liệu có thể thay đổi (5 hoặc 8). Kết thúc là bít dừng (Stop bit) để đặt trạng thái lối ra (- 12 V).

Bằng tốc độ baud, ta có thể thiết lập tốc độ truyền dữ liệu. Các giá trị thông thường là 300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600 và 19200 baud. Do vậy với một byte dữ liệu truyền đi, thì số bít được thiết lập là 10 (bao gồm 1 bít khởi động, 1 bít dừng). Như vậy, với tốc độ 9600 baud cho phép truyền nhiều nhất 960 byte mỗi giây. Sau đây là khuôn dạng dòng dữ liệu trên cổng RS-232 với tốc độ 9600 baud. 12V Start Sto p LOW D0 D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 -12V HIG H 1 1 0 1 0 0 1 0 104 s = T = 1/fbaud = 1/fbaud 1,04 ms

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống thu thập lưu trữ và xử lý số liệu đo một số thông số môi trường nước nuôi trồng thủy hải sản (Trang 44 - 47)