CẤU TRÚC MỘT SỐ CHẤT PHÂN LẬP

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học cây NIỆT GIÓ (Trang 25 - 33)

Hợp chất 1, 4 được nhận dạng trên cơ sở so sánh TLC và co-TLC với chất chuẩn β-sitosterol, daucosterol.

Chất 3: Tinh thể hình kim màu vàng chanh, ít tan trong aceton, dichlomethan,

methanol, tan trong hệ dung môi dichlomethan/ methanol, điểm nóng chảy 253-2540C. Rf = 0.75 trong hệ dichlomethan/aceton = 10/1; trên SKLM hiện màu vàng, nhanh mất màu với dung dịch H2SO4 10%, hơ nóng; hiện tử ngoại màu vàng chanh.

Phổ 1H-NMR (CDCl3&MeOD, 500 MHz) cho tín hiệu đơn bội của nhóm methoxy ở δH = 3,93 ppm. Ngoài ra còn các tín hiệu píc đơn và píc đôi của các hydro vòng thơm ở vùng trường thấp: δH = 6,68 ppm (1H, s, H-5); 6,93 ppm (1H, s, H-8); 7,50 ppm (1H, d, J=3 Hz, H-

5’); 7,02 ppm (1H, dd, J=6,5; 8,5 Hz; H-6’); 6,96 ppm (1H, J=2,5 Hz; H-8’).

Phổ 13C-NMR (CDCl3&MeOD, 125 MHz) của chất 3 cho tín hiệu nhóm methoxy ở δC 56,1 ppm; các tín hiệu của nhóm ceton tại δC 159,6 (C-2), δC 161,1 (C-2’); bên cạnh đó còn

WID (30g) D1 1,15 g D6 5,07 g D8 2,18g

Sơ đồ 4.3. Phân tách phần chiết dichlomethan

chất 3: Tinh thể hình kim màu vàng chanh (1,35g) chất 4: bột vô định hình màu trắng (48 mg) thể hình vảy chất 5: tinh trắng ngà (21 mg) D3 2,19 g D5 3,21 g D7 1,98 g D9 1,35 g D11 1,35 g D2 3,07 g D4 1,37 g D10 2,16 g D12 4,89 g chất 6: tinh thể hình hạt tròn

các tín hiệu của 2 carbon bậc 4 của vòng thơm ở δC 145,7; δC 147,7 là của C-6 và C-7, các tín hiệu của carbon trong vòng benzen và carbon nối đôi ở vùng trường thấp.

Phổ 13C-NMR, DEPT cho thấy chất 3 có 19 nguyên tử carbon trong đó 1 nhóm methoxy, 8 nhóm CH, 10 carbon bậc bốn.

Từ các dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC và so sánh với các dữ kiện phổ của chất daphnoretin đã công bố [5] có thể khẳng định 3 là một coumarin có tên gọi

daphnoretin.

Daphnoretin là một trong những coumarin có hoạt tính sinh học mạnhvới rất nhiều tác dụng dược lý nổi bật: ức chế sự phát triển của khối u, chống virus (HIV,HBV,RSV…), hoạt hóa protein kinase C, giãn mạch vành, giảm đau thắt ngực cho bệnh nhân tim mạch [1] việc phân lập và tinh chế daphnoretin có thể sẽ đóng góp thêm một hợp chất thiên nhiên quý cho ngành công nghiệp Dược cũng như trong điều trị bệnh. Với hàm lượng khá lớn 0,0233 % (theo phương pháp cân) so với khối lượng dược liệu khô, chúng ta có thể định hướng thuốc mới từ hợp chất này hoặc sử dụng cặn chiết dichlomethan thử tác dụng chống ung thư, chống HIV, viêm gan B…[11]

Chất 2: Tinh thể hình kim màu vàng, đ.n.c. 206-208oC. Phổ 1H-NMR của 2 cho hai tín hiệu singlet ở δH 12,27 (1H, s, OH–8), 12,08 (1H, s, OH–1) đặc trưng cho hai nhóm hydroxy tạo liên kết hydro với nhóm cacbonyl, các tín hiệu của hai cặp proton meta của vòng thơm δH 7,33 (1H, s, H-4), 7,59 (1H, s, H-5), 6,65 (1H, d, J= 2,5 Hz, H-2), 7,05 (1H, s, H-7), một nhóm metyl vòng thơm của một anthraquinon [δH 2.44 (3H, s, CH3)] và một nhóm metoxi [δH 3.93 (3H, s, OCH3)]. Phổ 13C-NMR và DEPT của 2 cho thấy sự có mặt của 2 nhóm cacbonyl liên hợp ở δC 190,7 (C-9) và 181,9 (C-10), 6 nối đôi ở δC 106,7 (C-4), 108,1 (C-2), 110,2 (C- 9a), 113,6 (C-8a), 121,2 (C-5), 124,4 (C-7), 133,2 (C-10a), 135,2 (C-4a), 148,4 (C-6), 162,5 (C-8), 165,1 (C-1), 166,5 (C-3), một nhóm metyl gắn với vòng benzen ở δC 22,1 (6-CH3) và một nhóm methoxy δC 55,0 (3-OCH3) phù hợp với các mảnh cấu trúc của một khung anthraquinon. Sự chuyển dịch về phía trường thấp của 2 nhóm hydroxy cho thấy chúng phải tạo liên kết hiđro với nhóm cacbonyl của quinon và phải ở các vị trí peri. Độ chuyển dịch hoá học của 2 nhóm cacbonyl quinon (δC 190,7 và 181,9) cho thấy các nhóm peri- hydroxy phải ở vị trí C1 và C8 của khung anthraquinon. Trên cơ sở dữ kiện phổ NMR, tài liệu đã công bố [38] cấu trúc của 2 đã được xác định là 1,8-dihydroxy-3-methoxy-6-methylanthraquinon hay

Chất 5: Phổ 1H-NMR của 5 chỉ ra sự có mặt của cặp proton thế meta với J meta-

coupling = 2,0 Hz ở δ 6,72 (H-8), 6,35 (H-6) của một vòng thơm thế 4 lần (vòng A) của một

flavonoid. Ba proton vòng thơm khác chứng minh cho sự tồn tại một hệ ABX với sự có mặt của một doublet doublet ở δ 7,69 (1H, dd, J= 2,0, 8,5 Hz) và hai doublet ở δ 7,71 (1H, d, J= 2,5 Hz), 7.09 (1H, d, J= 8,5 Hz) tương ứng với các proton H-6’, H-2’, H-5’. Hai nhóm methoxy cũng xuất hiện với hai tín hiệu singlet ở δ 3,86 (3H, s, OMe-4'), 3,85 (3H, s, OMe- 7). Một tín hiệu singlet chân rộng chuyển dịch về trường yếu ở δ 12,44 ppm chứng tỏ sự tồn tại của một hydroxy (OH-5). Hai tín hiệu của nhóm hydroxy khác cũng được chỉ rõ ở δ 9,54 (brs, OH-3), 9,29 (brs, OH-3’). Cấu trúc một flavon của 5 càng được khẳng đinh khi tiếp tục khảo sát phổ 13C-NMR. Trên phổ 13C-NMR cho thấy sự có mặt của 17 C trong đó các tín hiệu ở δ 176,0 (C-4) đặc trưng cho sự chuyển dịch của nhóm cacbonyl, các tín hiệu của hai vòng thơm trong flavon ở δ 164,9 (C-7), 160,3 (C-5), 156,1 (C-9), 149,4 (C-3'), 146,7 (C-4'), 123,3 (C-6'), 119,8 (C-2'), 114,7 (C-5'), 111,7(C-10), 104,0 (C-6), 97,4 (C-8), 91,9 (C-1'). Bên cạnh đó hai nhóm methoxy được chỉ rõ ở δ 56,9 (OMe-4'), 55,6 (OMe-7).

Từ việc phân tích các dữ kiện phổ thu được kết hợp với so sánh các dữ kiện tham khảo [39] đã công bố cho phép kết luận hợp chất 5 thu được là 4',7-dimethoxy-3,3',5- trihydroxyflavone hay còn gọi là ombuin.

R 1 H

4 Glu 2

3

5 Hình 4.2. Cấu trúc các hợp chất phân lập từ thân rễ niệt gió

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bằng phản ứng hóa học ta đã xác định trong thân rễ cây niệt gió có flavonoid, coumarin, acid hữu cơ, đường khử, acid amin, anthranoid, polysaccharid, hợp chất steroid, không chứa alcaloid, glycosid tim, saponin, tannin, chất béo.

Đã điều chế các phần chiết từ thân rễ cây niệt gió theo độ phân cực của dung môi như, n- hexan (WIH) với hiệu suất là 0,59%; phần chiết dichlomethan (WID) với hiệu suất 1,70%, phần chiết etyl axetat (WIE) với hiệu suất là 1,26%.

Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp với các phương pháp phổ (1H-NMR, 13C-NMR, DEPT), đã phân lập được 6 chất và nhận dạng cấu trúc của 5 chất. Trong đó có 2 phytosterol là β-sitosterol và daucosterol, một coumarin là daphnoretin, một anthranoid là physcion, một flavonoid là ombuin. Các hợp chất β-sitosterol daucosterol được nhận dạng bằng các phương pháp sắc ký (TLC và co-TLC) với chất chuẩn. Đây là lần đầu tiên hợp chất ombuin được công bố phân lập từ thân rễ niệt gió.

Sẽ tiếp tục phân lập các phần chiết khác của cây niệt gió (ethyl acetat, n-butanol), nhận dạng cấu trúc các chất phân lập được, hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, NXB KHKT, tr. 875. 2. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam II, NXB Trẻ Hồ Chí Minh, tr. 36-4. 3. Đỗ Tất Lợi (1999), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB KHKT, tr. 107-108.

4. Trần Văn Thùy, Dương Anh Tuấn, Nguyễn Văn Tuyến, Bùi Kim Anh (2006), “Bước đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiên cứu thành phần hóa học cây niệt gió (Wikstroemia indica (L.) C.A.Mey, Thymelaeceae) ”,

Tạp chí Hóa học, tập 45, số 3/2007, tr. 310-314.

5. Trần Văn Thùy, Dương Anh Tuấn, Nguyễn Văn Tuyến, Bùi Kim Anh (2006), “Nghiên cứu tác

dụng sinh học của một số chất phân lập được từ cây niệt gió (Wikstroemia indica (L.) C.A.Mey. - Thymelaeceae) của Việt Nam”, Tạp chí Dược liệu, tập 12, số 1/2007, tr. 14-18.

6. Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KHKT, tr. 477-

479.

7. Bai X.F. and Jiang, F.M. (1997), The identification of toxic Traditional Chinese Medicine and

its poisoning treatment, Chinese Medicine Press: Beijing, China. pp. 28-29.

8. Chen J.P. and Liu X.Z. (2000), “Observation of curative effect of SanYue Wikstroemia indica

tablets treatment on chronic hepatitis B in 100 cases”, SanYue Commun., 3, pp. 45.

9. Cheng L.R., Huang S.F. and Xu L.P. (1994), “Experimental study on the anti-radiation effect

10. Chen Y., Li Y.C., Ma E.L. and Sun L.X. (2008), “Preliminary study on anti-tumor effect of

extracts of Wikstroemia indica (L.) C.A.Mey”, Chin. Arch. Trad. Chin. Med., 26, pp. 1251-1252.

11. Chen H.C. (1996), “Identification of a protein kiase C (PKC) activator, daphnoretin, that

suppresses hepatitis B virus gene expression in human hepatoma cells”, Biochem. Pharmacol., 52, pp. 1025-1250.

12. Fang L., Zhu L.Y. and Liu W.L. (2000) “Study on anti-inflammatory and bacteriostatic action

of Wikstroemia indica tablets”, Chin. J. Inf. Trad. Chin. Med., 7, pp. 28.

13. Geng L.D., Zhang C. and Xiao Y.Q. (2006), “A new dicoumarin from stem bark of

Wikstroemia indica”, China. J. Chin. Mater. Med., 31, pp. 43-45.

14. Geng L.D., Zhang C. and Xiao Y.Q. (2006), “Studies on the chemical constituents in stem

rind of Wikstroemia indica”, China. J. Chin. Mater. Med., 31, pp. 817-819.

15. Hu K., Kobayashi H., Dong A., Iwasaki S. and Yao X. (2000), “Antifunfungal, antimitotic

and anti-HIV-1 agents from the roots of Wikstroemia indica”, Planta Med., 66, pp. 564-565.

16. Kostova I. (2005), “Synthetic and natural coumarins as cytotoxic agents”, Curr. Med. Chem.,

5, pp. 29-46.

17. Liang Y., Lin D.Q., Guo B.J., Zeng D.C. and Song Y.P. (2005), “Analysis of chemical

constituents of essential oil in officinal plant Wikstroemia indica by gas chromatography-mass spectrometry”, Fine Chem,22, pp. 357-358.

18. Lee K.H. (1981), “Antitumor agents from Wikstroemia indica”, J. Nat. prod., 44, pp. 530. 19. Lin L.M. (1999), “A report on adverse reaction of Wikstroemia indica”, J. Int. Trad. Chin.

West. Med., 10, pp. 53.

20. Me H.K., Zhong Y. and Yin J.T. (2007), “Study on the chemical constituents of Wikstroemia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

indica”, Chin. Trad. Herb. Drugs, 38, pp. 669-670.

21. Murray R.D.H., Mendez J. and Brown R.A. (1982), The Natural Coumarins, John Wiley &

Sons: New York, pp. 137-203.

22. Sun Y., Wang Z.H. and Zhang Y.X. (1988), “Study on promotion effects of Chinese tallow

tree and Wikstroemia indica on experimental cervical carcinoma”, Chin. J. Pathol., 17, pp. 139.

23. Tandon S. and Rastogi R.P. (1976), “Wikstromol, a new lignin from Wikstroemia

Viridiflora”, Phytochemistry, 15, pp. 1789-1791.

24. Tandon S. and Rastogi R.P. (1977), “A tricoumarin from Wikstroemia viridiflora”,

Phytochemistry, 16, pp.1991-1993.

25. Vietinck A.J., De Bruyne T., Apers S. and Pieters L.A. (1998), “Plant-derived leading

compounds for chemotherapy of human immunodeficiency virus (HIV) infection”, Planta Med., 2, pp. 97-109.

26. Wang Z.D., Yan P. and Yu D.Q. (1985), “Study on the composition of wikstroemia

viridiflora”, FuJian J. Trad. Chin. Med., 16, pp. 44.

27. Wang J.M., Zhang H.G. and Zhang G.L. (1987), “Study on anti-inflammatory action of

28. Yan-Min Li, Liang Zhu, Jian-Guo Jiang, Li Yang and Ding-Yong Wang (2009), “Bioactive

Components and Pharmacological Action of Wikstroemia indica (L.) C. A. Mey and Its Clinical Application”, Current Pharmaceutical Biotechnology, 10, pp. 743-752.

29. Yang Z.Y., Guo W., Wu D.Y. and Du Z.M. (2008), “Study on extraction, isolation and anti-

tumor activity of daphnoretin from Wikstroemia indica”, Nat. Prod. Res. Dev., 20, pp. 522-526.

30.Yang M.L., Liu W.J. and Zheng K.Q. (1998), “Clinical study on the treatment of Wikstroemia

lndica tablets in 300 cases”, SanYue Commun., 3, pp. 10-13.

31. Zeng Y., Zhong J.M. and Mo Y.K. (1984), “Early antigen induction effect of TCM on

epstein-barr virus in raji cells”, China Med. J., 2, pp. 84.

32. Zhou B.N., Zhou C.J. and Zheng X.Z. (1982), “Research on intermediate induced labor effect

of Wikstroemia viridiflora”, Chin.Trad. Herb. Drugs, 13, pp. 26-27.

33. http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&taxon_id=242414627

34. Ho WS, Xue JY, Sun SS, Ooi VE, Li YL., (2010), “Antiviral activity of daphnoretin isolated

from Wikstroemia indica.”, Phytother Res., 24(5):657-61.

35. Zhang X, Wang G, Huang W, Ye W, Li Y., (2011), “Biflavonoids from the roots of

Wikstroemia indica.”, Nat Prod Commun., 6(8):1111-4.

36. Huang WH, Zhou GX, Wang GC, Chung HY, Ye WC, Li YL.(2012), “A new biflavonoid (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

with antiviral activity from the roots of Wikstroemia indica.”, J.Asian Nat Prod Res., 14(4):401-6.

37. Jie Li, Lin-Yan Lu, Ling-Hui Zeng, Chong Zhang, Jia-Lei Hu and Xiang-Rong Li (2012),

“Sikokianin D, A New C-3/C-3"-Biflavanone from the Roots of Wikstroemia indica”, Molecules, 17, 7792-7797

38. Chu X, Sun A, Liu R (2005) “Preparative isolation and purification of five compounds from the Chinese medicinal herb Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc by high-speed counter current chromatography” J Chromatogr. A, 1097 (1-2), 33-39.

39. Nor Azah Mohamad Ali, Mawardi Rahmani, Khozirah Shaari, Hazar Ismail, Mohd

Aspollah Sukari, Abdul Manaf Ali & Julius Kulip (2006) “Chemical Constituents of Leaves and Barks of Melicope hookeri T.G. Hartley” Pertanika J.Sci. & Technol. 14 (1&2), 75-80.

MỤC LỤC

3.3. Phân tích, phân tách các phần chiết...17

3.3.1. Phần chiết n-hexan...17

3.3.2 . Phần chiết dichlomethan...19

4.1. ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT...23

4.3. CẤU TRÚC MỘT SỐ CHẤT PHÂN LẬP...26

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHỔ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT CỦA

PHỤ LỤC 2

PHỔ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT CỦA

PHỤ LỤC 3

PHỔ 1H-NMR, 13C-NMR CỦA

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học cây NIỆT GIÓ (Trang 25 - 33)