Vấn đề xác định lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích thiết kế Hệ thống quản lý thiết bị và sự cố tin họctheo hướng đối tượng (Trang 70 - 71)

3.2. Các mô hình phân tích

3.2.3.1. Vấn đề xác định lớp

Xác định lớp là một trong những bước khó nhất trong phát triển phần mềm hướng đối tượng. Không có một quy tắc chung nào cho viêc xác định lớp trong mọi hệ thống. Kết quả của bước xác định lớp phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của các nhóm phát triển phần mềm khác nhau. Các phương pháp xác định lớp được đưa ra chỉ mang tính định hướng cho nhóm phát triển chứ không giúp nhóm phát triển tìm ra cụ thể lớp nào là cần thiết hay không cần thiết, đúng hay sai.

Có nhiều phương pháp xác định lớp khác nhau. Ba phương pháp xác định lớp sau đây được xem là phổ biến và nhiều nhóm phát triển đã áp dụng:

- Phƣơng pháp trích danh từ: theo phương pháp này, đầu tiên người phát triển hệ thống cần định nghĩa sản phẩm phần mềm bằng một câu, sau đó kết hợp các ràng buộc để phát triển thành một đoạn.

- Phƣơng pháp dùng thẻ ghi CRC (class responsibility collaboration): dựa trên một số lớp đã phương pháp này sử dụng một thẻ ghi cho mỗi lớp trong đó biểu diễn các thông tin liên quan đến trách nhiệm (responsibility) của lớp đó và các lớp phối hợp với nó (collaboration).

- Phƣơng pháp xác định lớp từ usecase và scenario: người phát triển nghiên cứu cẩn thận các usecase và scenario (cả chuẩn và ngoại lệ) để tìm ra các thành phần đóng vai trò nào đó trong các use case. Các thành phần này sẽ được tập hợp lại và đề cử ra các lớp. Các danh từ xuất hiện trong scenario biểu diễn thông tin cho một thành phần như vậy có thể trở thành các thuộc tính còn các động từ xuất hiện trong mối quan hệ giữa các thành phần đó có thể trở thành các phương thức tương ứng trong lớp đó. [16]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích thiết kế Hệ thống quản lý thiết bị và sự cố tin họctheo hướng đối tượng (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)