Dữ liệu phục vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ra quyết định với thông tin không chắc chắn bằng việc ứng dụng cây quyết định Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 60 48 05 (Trang 59 - 64)

Xuất phát từ việc tìm hiểu thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần May Thăng Long, Trụ sở chính: 250 Minh Khai, Hai Bà Trƣng, Hà Nội, luận văn đã tìm hiểu các dữ liệu để phục vụ việc thực nghiệm.

3.3.1 Dữ liệu phục vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh:

- Các bảng dữ liệu trong phần Phụ lục (Nguồn phòng kế hoạch vật tƣ năm 2005 -2006).

- Các thông tin kinh tế, thị trƣờng đƣợc dự báo bởi các nhà quản lý;

3.3.2 Đánh giá về kế hoạch sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty

Dựa theo thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005 -2006, kế hoạch sản xuất kinh doanh đƣợc đánh giá nhƣ sau [6]

3.3.2.1 Hệ thống kế hoạch hiện nay của Công ty

Là các công việc dự kiến sẽ đƣợc thực hiện trong thời gian tiếp theo gồm: giá trị sản lƣợng, doanh thu, nộp ngân sách, sản phẩm sản xuất chủ yếu, kim ngạch xuất khẩu, tổng vốn đầu tƣ thực hiện, số ngƣời đang làm việc, lợi nhuận…

Ở công ty cổ phần may Thăng Long việc lập kế hoạch đƣợc tiến hành theo từng giai đoạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) và phù hợp với từng loại hình sản xuất của Công ty. Hiện nay, việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đƣợc chia làm hai loại chủ yếu sau:

- Kế hoạch trung và dài hạn: Kế hoạch cho từng năm tài chính “kế hoạch hằng năm”.

Để định hƣớng chiến lƣợc phát triển lâu dài Công ty còn có kế hoạch chiến lƣợc kéo dài trong thời gian từ 5 đến 10 năm.

3.3.2.2 Các căn cứ lập kế hoạch của Công ty:

* Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch do Tập Đoàn Dệt –May giao:

Hằng năm, Công ty sẽ nhận quyết định giao kế hoạch sản xuất kinh doanh do Tổng Công ty gửi xuống sau khi Tổng Công ty đã nhận đƣợc bản báo cáo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm trƣớc của Công ty.

Chỉ tiêu do Tổng Công ty giao xuống gồm ba phần, đó là:

- Chỉ tiêu chính thức: Là các chỉ tiêu sản xuất nhƣ giá trị sản xuất công nghiệp, tổng doanh thu, mua vải nội bộ trong Tổng Công ty…

- Chỉ tiêu hiệu quả: nhƣ lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách… - Chỉ tiêu thi đua : Là chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn kinh doanh.

Nội dung Đơn vị tính Số lƣợng

Giá trị sản xuất công nghiệp VN đồng 135 tỷ

Tổng doanh thu VN đồng 245 tỷ

Mua vải nội bộ trong Tổng Công ty Mua vải của Công ty nhuộm Yên Mỹ

M M

300.000m 100.000m

Lợi nhuận VN đồng 10 tỷ

Các khoản nộp ngân sách VN đồng 1958 triệu

Bảng 2: Chỉ tiêu chính thức năm 2006

* Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường:

Trong nền kinh tế thị trƣờng, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh thì phải lấy thị trƣờng là trung tâm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thị trƣờng chính là nơi quyết định sản xuất Cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào? Sản xuất cho ai? Do vậy nghiên cứu thị trƣờng là công việc cần thiết đầu tiên đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng nhƣ không thoả mãn tốt đƣợc nhu cầu của khách hàng nếu không có đƣợc đầy đủ các thông tin chính xác về thị trƣờng. Vì vậy nghiên cứu thị trƣờng là khâu quan trọng đầu tiên làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay. Thông qua việc nghiên cứu thị trƣờng Công ty sẽ nắm đƣợc những thông tin về giá cả, tình hình cung cầu sản phẩm mà Công ty sản xuất để đề ra

những phƣơng án chiến lƣợc và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty. Công ty cổ phần may Thăng Long cũng phải tuân thủ qui luật này nếu muốn tồn tại và phát triển. Hằng năm công ty thƣờng tiến hành nghiên cứu thị trƣờng, xem xét tác động của cả yếu tố chủ quan và khách quan nhƣ dự báo tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, nhu cầu thời trang của ngƣời dân thay đổi nhƣ thế nào…trƣớc để làm căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm .

Theo đánh giá của Công ty thì hiện tại 90% giá trị sản lƣợng của Công ty có đƣợc là do xuất khẩu, chỉ có 10% thu đƣợc là từ thị trƣờng nội địa. Vì vậy có thể nói thị trƣờng xuất khẩu đang là thị trƣờng sống còn của Công ty. Định hƣớng cơ bản của hoạt động thị trƣờng trong thời gian tới của Công ty là giữ vững thị trƣờng cũ, từng bƣớc mở rộng thị trƣờng mới, chuyển từ thế bị động gia công xuất khẩu sang chủ động xuất khẩu FOB. Các thị trƣờng hoạt động của Công ty:

- Thị trƣờng nƣớc ngoài : Công ty hiện có hai ban hàng lớn là EU và Nhật Bản. + EU : Là thị trƣờng đông dân, có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao, mức tiêu dùng hàng dệt may rất cao đồng thời đòi hỏi rất cao về chất lƣợng và mẫu mã. Do vậy để có thể xâm nhập sâu vào thị trƣờng này thì vấn đề quan trọng nhất hiện nay của Công ty là phải nhanh chóng đổi mới công nghệ để có thể đáp ứng các nhu cầu phức tạp và đa dạng của sản phẩm mà thị trƣờng này đòi hỏi.

+ Nhật Bản: là thị trƣờng nhập khẩu hàng dệt may lớn của thế giới. Hàng dệt may nhập khẩu vào thị trƣờng này không cần hạn ngạch, mức tự do hoá cao nên cạnh tranh khốc liệt, đồng thời lai đòi hỏi cao về chất lƣợng và mẫu mã .Vì vậy Công ty muốn ngày càng mở rộng thêm thị trƣờng này thì vấn đề cốt yếu là phải nâng cao chất luợng trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm .

- Thị trƣờng trong nƣớc: nƣớc ta là nƣớc đông dân, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao nên sức mua hàng dệt may là rất lớn. Nó không chỉ dừng lại ở các nhu cầu thông thƣờng mà còn xuất hiện các nhu cầu về trang phục đi học, đi làm, trang phục lễ hội….

Vì vậy hàng năm để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh thì Công ty đều phải tiến hành nghiên cứu và dự báo cả thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc ngoài điều tra nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cƣ, khai thác tốt thông tin trên mạng để kịp thời cập nhật các thay đổi trong xu hƣớng tiêu dùng và thời trang của khách hàng … để từ đó lập kế hoạch sản xuất cho từng mặt hàng phù hợp.

* Căn cứ vào năng lực hiện có của Công ty

Khi tiến hành lập kế hoạch thì ngƣời ta phải căn cứ vào khả năng hiện có của Công ty, năng lực sản xuất kinh doanh, công nghệ nhƣ thế nào? Để trả lời đƣợc các câu hỏi đó, Công ty phải xem xét đánh giá năng lực chủ yếu về các mặt sau: Năng lực về số lƣợng máy móc thiết bị, công nghệ, lao động, năng lực sản xuất của Công ty …

- Năng lực máy móc thiết bị của Công ty: Hiện nay Công ty cổ phần may Thăng Long có 5 xí nghiệp may chính thức gồm 3 xí nghiệp may I , II, III ở Hà Nội, 1 xí nghiệp may ở Nam Hải (Nam Định), 1 xí nghiệp may Hoà Lạc (Hà Tây).Với số lƣợng máy móc thiết bị là 4200 chiếc bao gồm máy may các loại, máy ép , máy giặt, máy cắt. Các máy móc thiết bị đều đƣợc nhập khẩu từ công nghệ của Đức (FAAP) và Nhật Bản (JUKI). Ngoài xí nghiệp may chính thức thì công ty còn có các xí nghiệp phụ trợ gồm một phân xƣởng thêu, một phân xƣởng mài.

Căn cứ vào năng lực sản xuất của từng xí nghiệp may mà Phòng kế hoạch lập kế hoạch giao cho các đơn vị .

- Năng lực lao động của Công ty: Hiện nay Công ty có khoảng 3400 công nhân với tay nghề cao, có khoảng 186 nhân viên gián tiếp làm việc trong các phòng ban chức năng có trình độ từ cao đẳng trở lên. Đối với công tác lập kế hoạch thì lao động là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của kế hoạch đề ra và ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để có đƣợc một kế hoạch với những chỉ tiêu hợp lý và các biện pháp thực hiện chỉ tiêu đó một cách phù hợp, đòi hỏi phải đội ngũ cán bộ lập kế hoạch phải có năng lực và trình độ cao. Hiện nay, ở Công ty phòng kế hoạch vật tƣ gồm có 32 ngƣời trong đó có 80% có trình độ đại học, còn lại có trình độ cao đẳng, các nhân viên trong phòng đều là những ngƣời công tác lâu năm trong Công ty, đây là một đội ngũ khá hùng hậu về mặt số lƣợng và chất lƣợng, do đó tạo điều kiện tốt cho công tác lập kế hoạch của Công ty.

- Năng lực sản xuất của Công ty: Với số lƣợng máy móc thiết bị tƣơng đối lớn, công nghệ hiện đại, đội ngũ công nhân có tay nghề cao thì năng lực sản xuất của Công ty là tƣơng đối cao so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành dệt may, Công ty có thể đáp ứng đƣợc những đơn hàng gia công với số lƣợng lớn của bạn hàng nƣớc ngoài theo đúng thời hạn giao hàng, đồng thời công ty còn nhận gia công cho các công ty khác .

* Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước:

Khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, ngoài việc căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch năm, chỉ tiêu kế hoạch do Tổng công ty giao xuống, năng lực hiện có của công ty, kết quả nghiên cứu và dự báo thị trƣờng thì Công ty còn phải căn cứ vào tình hình đánh giá kế hoạch thực hiện năm trƣớc, tức là xem xét khả năng thực hiện kế hoạch là bao nhiêu, đạt đƣợc những kết quả gì và còn tồn tại những gì…để từ đó đề ra kế hoạch cho năm tới .

Trong Công ty thƣờng xây dựng kế hoạch tháng, sau mỗi một tháng Công ty thƣờng tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đặt ra để làm cơ sở cho việc đề ra kế hoạch cho tháng tiếp theo .

Hiện nay, Công ty cổ phần may Thăng Long sử dụng chủ yếu phƣơng pháp cân đối trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối dự kiến kế hoạch Công ty với nhu cầu sản xuất chủ yếu của đơn vị. Cân đối giữa kế hoạch Công ty xây dựng lên với kế hoạch Tổng Công ty giao.

3.3.2.4 Những tồn tại

Bên cạnh những kêt quả đã đạt đƣợc thì công tác lập kế hoạch tại Công ty cổ phần may thăng Long còn có một số tồn tại sau:

- Việc lập kế hoạch của Công ty vẫn chủ yếu dựa vào kết quả kinh doanh của kỳ trƣớc, chƣa áp dụng đƣợc các mô hình vào phân tích xây dựng kế hoạch. Công tác nghiên cứu thị trƣờng chƣa sâu, các phƣơng tiện cần thiết để nâng cao công tác nghiên cứu thị trƣờng chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ, trình độ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu còn hạn chế do vậy làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin phục vụ cho công tác lập kế hoạch.

- Phƣơng pháp lập kế hoạch ở Công ty còn nặng về chỉ đạo của cấp trên và kinh nghiệm của những ngƣời làm công tác kế hoạch. Hiện nay, công ty lập kế hoạch còn thô sơ, công cụ và phƣơng tiện lập kế hoạch còn chƣa đầy đủ nên ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng công tác xây dựng kế hoạch của Công ty.

3.3.2.5 Những nguyên nhân

Những mặt hạn chế của Công ty về công tác lập kế hoạch là do các nguyên nhân sau:

- Công tác lập kế hoạch tại Công ty còn nặng về chỉ đạo và kinh nghiệm nên các phƣơng pháp lập kế hoạch, căn cứ lập kế hoạch, qui trình lập kế hoạch còn chƣa hoàn thiện. Vì vậy chất lƣợng kế hoạch chƣa cao.

- Do thị trƣờng luôn biến động, nhu cầu về hàng may mặc, xu hƣớng thời trang của khách hàng thay đổi liên tục đồng thời có sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong ngành nên việc hoàn thành kế hoạch đƣợc giao cũng rất khó khăn.

- Ở Công ty thì việc đầu tƣ cho công tác lập kế hoạch còn ít đặc biệt là cho việc thu thập và xử lý thông tin, công tác nghiên cứu thị trƣờng. Hiện nay Công ty không có một phòng thị trƣờng riêng mà việc nghiên cứu thi trƣờng thƣờng do phòng kế hoạch, phòng kinh doanh nội địa đảm nhiệm.

- Do kế hoạch của Công ty chƣa sát với năng lực thực tế, Công ty chƣa phát huy đƣợc hết các điểm mạnh của mình nên có những chỉ tiêu thì công ty vƣợt xa so với kế hoạch đề ra nhƣng cũng có những chỉ tiêu thì lại không đạt đƣợc kế hoạch có khi còn đạt đƣợc rất thấp.

Do đó yêu cầu đặt ra là phải ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng mô hình hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ra quyết định với thông tin không chắc chắn bằng việc ứng dụng cây quyết định Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 60 48 05 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)