Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 56 - 59)

Đơn vị: tỷ VNĐ; %.

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ Tỉ trọng Cho vay NH 1,241,847 100 1,486,062 100 1,592,600 100 1,698,012 100 DNNN 1,133,185 91.25 1,328,391 89.39 1,381,421 86.74 1,432,443 84.36 DNTN 0 0 0 0 12,741 0.8 21,055 1.24 CtyCP&TNHH 77,988 6.28 121,560 8.18 151,456 9.51 201,894 11.89 Cty vốnĐTNN 30,674 2.47 36,111 2.5 46,982 2.95 42,620 2.51 Chovay T-DH 1,106,134 100 1,341,131 100 1,338,746 100 1,389,282 100 DNNN 1,005,144 90.87 1,180,195 88 1,145,966 85.6 1,153,104 83 DNTN 0 0 0 0 9,371 0.7 16,671 1.2 CtyCP&TNHH 58,625 5.3 102,194 7.62 110,313 8.24 135,871 9.78 Cty vốnĐTNN 42,365 3.83 58,742 4.38 73,096 5.46 83,636 6.02 Nguồn: Phòng quản lý nợ NHNTVN.

vay đối với các DNNN luôn chiếm tỷ lệ cao (trong ngắn hạn: 2003: 91.25%; 2004: 89.39%; 2005: 86.74%; 2006: 84.36% ) trong khi các thành phần khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đối với các DNNN sự tập trung nhằm vào các tổng công ty lớn như Tổng công ty xăng dầu ( Petrolimex ), Tổng công ty lương thực miền Bắc ( Vinafood ), Tổng công ty chè ( Vinatea ),…Chỉ tính riêng năm 2006 dư nợ cho vay đối với các DNNN nói trên đã chiếm 70% trong đó: Vinafood 32.6%; Vinatea: 15%…Sự tập trung nhiều vào các DNNN sẽ đẩy NHNT vào thế bị động, phụ thuộc, không chủ động trong kinh doanh và thiếu sự bảo đảm chắc chắn. Bởi vì trong thực tế, các DNNN lại không phải là các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và năng động nhất, mà là các doanh nghiệp cổ phần và các công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH ). Họ thường có nhiều mối làm ăn và ký kết được nhiều hợp đồng ngoại thương lớn nhưng lại khó tiếp cận được với các nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng, bởi vì định mức mà NHNT dành cho các doanh nghiệp này còn rất nhỏ. Tuy nhiên có thể thấy sự tập trung tài trợ vào các DNNN đang giảm dần, thay vào đó là các doanh nghiệp cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH ), cụ thể là: năm 2006 dư nợ cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn đối với các công ty cổ phần và TNNN đạt mức thứ tự là: 201,894 tỷ VNĐ chiếm 11.89% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 33% so với năm 2005; và 135,871 tỷ VNĐ chiếm 9.78% tỏng dư nợ cho vay trung – dài hạn tăng 23.17%. Điều này phản ánh sự cố gắng của NHNT trong việc chuyển dịch cơ cấu cho vay sang các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,mở rộng và phát triển tín dụng tài trợ theo hướng đa dạng hoá đối tượng khách hàng. Tuy nhiên sự chuyển dịch này có thể nói lên một phần là do từ năm 2004 rất nhiều DNNN tiến hành cổ phần hoá. Chính vì vậy về thực chất chưa hẳn đã có sự thay đổi lớn trong việc mở rộng cho vay tài trợ đến các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cũng như đa dạng hoá khách hàng.

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì dư nợ cho vay của NHNT với các thành phần này còn rất nhỏ. Nguyên nhân là do: khi các doanh nghiệp này có nhu cầu về vốn họ thường tìm đến làm việc với các ngân hàng

nước của họ đang hoạt động ở Việt Nam với tâm lý: họ sẽ gặp thuận lợi hơn, ưu đãi hơn trong việc xin tài trợ. Lí do khác là: các doanh nghiệp nước ngoài khi sang kinh doanh tại Việt Nam ( nhất là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ) thường các công ty con hay là một chi nhánh nhỏ của một công ty đa quốc gia hoặc xuyên quốc gia. Vì vậy vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất ở các công ty này thường là do vốn lưu chuyển nội bộ do công ty mẹ cấp.

Dư nợ tài trợ cho các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế của NHNT. NHNT tài trợ cho thành phần kinh tế này mới bắt đầu từ năm 2005, và qua 2 năm thực hiện thì dư nợ của các doanh nghiệp tư nhân cũng tăng lên, năm 2006 dư nợ đạt mức 20,055 triệu VNĐ trong ngắn hạn ( chiếm 1.24% ) tăng 65.25% so với năm 2005, trong trung – dài hạn dư nợ đạt mức 16,671 triệu VNĐ ( chiếm 1.2% ) tăng 78% so với năm 2005. Các doanh nghiệp tư nhân ra đời và phát triển từ nhiều năm nay, nhưng do quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này rất nhỏ, và phần lớn là các doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro, chưa đưa ra được chiến lược kinh doanh khả thi, báo cáo tài chính chưa minh bạch,…nên ngân hàng khó đánh giá thông tin tín dụng của họ. Vì vậy, việc các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn của ngân hàng, và việc tài trợ cho các doanh nghiệp này là rất ít.

2.2.3.5. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo các hình thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNTVN.

Để đáp ứng nhu cầu vay vốn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp, NHNT đã tiến hành nhiều hoạt động cải tiến và đa dạng hoá các hình thức TDTTXK. Trong đó hai hình thức phổ biến nhất là cho vay tài trợ xuất khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

 Tình hình thanh toán xuất khẩu tại NHNTVN.

Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNT phục vụ chủ yếu cho hoạt dộng thanh toán xuất nhập khẩu. Do vậy nghiệp vụ này có phát triển hay không sẽ ảnh

hưởng lớn đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và mua bán ngoại tệ của ngân hàng. NHNT với ưu thế của mình và bề dày kinh nghiệm về nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hơn 30 năm qua nên quy trình, thao tác nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu cũng như kết quả đạt được có phần hoàn chỉnh hơn, chiếm 28% thị phấn của cả nước. Trong những năm qua, NHNT không ngừng củng cố và nâng cao nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu cho nên NHNT đã và đang là một trong những ngân hàng được nhiều doanh nghiệp kinh doanh quốc tế tin tưởng và lựa chọn làm đơn vị tài trợ hoặc trung gian bảo lãnh cho hoạt động xuất nhập khẩu của họ.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)