CL RA ;Nội dung thanh gh iA bằng zero.
45. Lệnh giả mô nhớ trực tiếp và nhảy
3.4. LẬP TRÌNH HỢP NGỮ CHO VI ĐIỀU KHIỂN 8051 1.TRÌNH DỊCH HỢP NGỮ
3.4.1. TRÌNH DỊCH HỢP NGỮ
Trong phần lập trình hợp ngữ cho vi xử lý 8086 ta đã trình bày rất rõ khái niệm hợp ngữ và trình dịch hợp ngữ. Hợp ngữ được coi là một ngôn ngữ bậc thấp vì nó có quan hệ trực tiếp với cấu trúc bên trong của CPU. Để lập trình hợp ngữ, lập trình viên cần nắm vững tất cả các thanh ghi của CPU, kích thước của chúng cũng như các chi tiết liên quan khác. Ngày nay chúng ta có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau như Basic, Pascal, C, C++, Java và nhiều ngôn ngữ khác. Các ngôn ngữ này là những ngôn ngữ bậc cao vì lập trình viên không phải tương tác với các chi tiết bên trong CPU. Trình hợp dịch được dùng để dịch chương trình hợp ngữ ra dạng mã máy hay mã lệnh, còn các ngôn ngữ bậc cao được dịch thành mã máy bằng một chương trình gọi là trình biên dịch. VD: khi viết một chương trình bằng C, ta cần phải sử dụng trình biên dịch C để dịch chương trình ra dạng mã máy. Một câu hỏi đặt ra là chương trình được viết, hợp dịch và chạy như thế nào? Trình tự thực hiện như sau:
- Bước 1: Khi chương trình nguồn được viết phần mở rộng của tệp nguồn phải là “asm” hay “src” tuỳ theo trình dịch hợp ngữ sử dụng.
- Bước 2: Tệp nguồn có phần mở rộng .asm được tạo ra sẽ được trình dịch hợp ngữ của 8051 hợp dịch. Trình hợp dịch sẽ dịch các tập tin này ra dạng mã máy và tạo ra đối tượng, tệp liệt kê với phần mở rộng là “obj” và “lst”. - Bước 3: Tiếp theo là liên kết. Trình liên kết sẽ liên kết một hoặc nhiều tệp
đối tượng để tạo ra tệp đối tượng tuyệt đối có phần mở rộng là “abs”.
- Bước 4: Tệp “abs” được cấp cho chương trình chuyển tệp đối tượng về dạng số Hexa gọi là “OH” để tạo ra tệp có phần mở rộng là “hex” để có thể nạp vào ROM. Chương trình này có ở mọi bộ hợp dịch của 8051. Hiện nay các trình hợp dịch dựa trên nền Windows đã kết hợp được các bước 2 đến bước 4 vào một bước.
Chương trình 8051IDE là một chương trình bao gồm 3 chức năng: Soạn thảo chương trình nguồn, dịch chương trình nguồn, mô phỏng được ứng dụng để lập trình cho họ vi điều khiển MCS – 51. Trình soạn thảo được ứng dụng để viết và sửa chương trình nguồn sau đó dịch chương trình nguồn bằng cách chọn lệnh Assembler từ menu Assembler. Trong quá trình dịch, chương trình sẽ kiểm tra và phát hiện lỗi nếu có. Sau khi dịch xong sử dụng chương trình mô phỏng để quan sát từng bước thực hiện chương trình. Có thể quan sát sự thay đổi nội dung của các thanh ghi, các cờ, các cổng và bộ nhớ khi chương trình thực hiện.