Báo cáo kiểm thử hiệu năng (Performance test reporting)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm thử hiệu năng dịch vụ phần mềm quản lý trường học (Trang 33 - 37)

Phương pháp viết bản báo cáo kết quả kiểm thử hiệu năng thì hoàn toàn khác báo cáo kết quả kiểm thử chức năng. Trong kiểm thử hiệu năng không dễ dàng đưa ra kết luận đúng/lỗi như trong báo cáo kiểm thử chức năng. Báo cáo kiểm thử hiệu năng đưa

các kết luận về hiệu năng, các yếu tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu năng của hệ thống (nếu có).

2.5.1 Báo cáo kiểm thử hiệu năng

Thông tin viết trong báo cáo gồm: yêu cầu hiệu năng cần kiểm thử, tổng quan về hệ thống, các kịch bản kiểm thử, mô hình phân bố người sử dụng và kết quả kiểm thử. Mặc dù một số thông tin đã được nêu chi tiết trong tài liệu kế hoạch kiểm thử nhưng trong khi viết báo cáo chúng ta nên cung cấp để người đọc báo cáo dễ dàng hiểu được kết quả kiểm thử [5].

Thông tin quan trọng nhất trong báo cáo là chi tiết thời gian phản hồi, thông lượng trong các giao dịch, các chỉ số về mức độ sử dụng tài nguyên phần cứng, lỗi ứng dụng hoặc những lỗi phát sinh trong khi kiểm thử…Trong báo cáo nên có một vài biểu đồ kết quả kiểm thử và giải thích cho kết quả kiểm thử cho mỗi biểu đồ. Các kết luận về yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu năng của hệ thống cần được nêu rõ và giải thích. Kết quả báo cáo nên có sự tham gia phân tích của một nhóm người gồm: kiểm thử viên, người phân tích hệ thống. người quản lý dữ liệu. Sau đó kiểm thử viên mới đưa kết luận cuối cùng về hiệu năng hệ thống [5].

2.5.2 Các thành phần của báo cáo

Báo cáo kiểm thử hiệu năng sẽ có nhiều người đọc khác nhau như người làm kinh doanh (business people), người phân tích , người quản lý máy chủ và người quản lý dữ liệu. Vì vậy để tất cả mọi người đều hiểu kết quả thì các kết luận và giải thích trong báo cáo cần có thông tin chi tiết về kỹ thuật nhưng cũng đủ thông tin cho người làm kinh doanh hiểu được. Một cách khái quát báo cáo kiểm thử hiệu năng nên có thông tin sau:

1. Mục đích của kiểm thử hiệu năng (cam kết mức độ dịch vụ cung cấp). 2. Môi trường kiểm thử và cấu hình máy chủ.

3. Kịch bản kiểm thử (theo bản kế hoạch). 4. Tóm tắt kết quả kiểm thử.

5. Trực quan hóa thông tin chi tiết hiệu năng hệ thống.

6. Trực quan hóa vấn đề, nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu năng (nếu có). 7. Kết luận về hiệu năng và giải pháp để cải thiện hiệu năng.

Kiểm thử viên nên hiểu trực quan trong báo cáo gồm những phần sau:

 Biểu đồ (Kiểu đồ thị, trục X và Y, tiêu đề và màu phù hợp).

 Biên hiệu năng (rất tốt, tốt và phần nổi bật rất xấu).

 Lời chú thích .

 Lời giải thích (dấu hiệu xấu trong hiệu năng của ứng dụng và kết luận).

 Tổng kết lại.

2.5.3 Lời khuyên và ví dụ khi tạo báo cáo

Kết quả trình bầy trong báo cáo nên đưa ra các thông tin:

 Đưa ra 90% giá trị của thời gian phản hồi không nên dùng giá trị trung bình [5,7].

 Sử dụng bảng so sánh thời gian phản hồi (90% giá trị của thời gian phản hồi) để chúng ta thấy rõ hiệu năng cửa hệ thống ở các mức tải khác nhau [5].

 Vẽ biểu đồ để thể hiện sự thay đổi thời gian phản hồi với mức tải khác nhau.

Ví dụ 1: Bảng só sanh thời gian phản hồi.

Bảng 2.2: So sánh thời gian phản hồi [5]

Bảng so sánh thời gian phản hồi (90% giá trị của thời gian phản hồi (sec))

Giao dịch 50 Người 100 người 200 người 300 người

Giao dịch 1 1.2 1.9 2.1 21

Giao dịch 2 0.7 1.2 1.8 19

Giao dịch 3 0.9 1.6 2 17

Dựa vào bảng 2.2 người đọc báo cáo dễ dàng thấy được sự thay đổi thời gian phản hồi từng giao theo số người sử dụng.

Ví dụ 2: Biểu đồ sự thay đổi thời gian phản hồi với mức tải khác nhau

Bảng 2.3: Thời gian phản hồi theo số người dùng [5]

Bảng Thời gian phản hồi (90% giá trị của thời gian phản hồi (sec))

Trang 1 người 10 người 25 người 50 người 75 người 100 người 125 người 150 người 175 người 200 người Trang chủ 6.38 4.25 4.14 4.48 4.59 4.48 5.07 5.33 6.89 15.7 Trang 1 4.77 4.01 3.67 3.6 3.81 3.71 4.19 4.71 4.85 12.1

Hình 2.6: Biểu đồ sự thay đổi thời gian phản hồi [5].

Dựa vào Hình 2.6 người đọc báo cáo sẽ thấy: hệ thống có thể hoạt động ổn định với tải 100 người sử dụng đồng thời, thời gian phản hồi là 4 giây. Với 200 người sử dụng đồng thời thì hệ thống bắt đầu có vấn đề: thời gian phản hồi lâu.

CHƢƠNG 3 KIỂM THỬ HIỆU NĂNG DỊCH VỤ PHẦN MỀM QUẢN LÝ TRƢỜNG HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm thử hiệu năng dịch vụ phần mềm quản lý trường học (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)