Máy chủ CasparCG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và triển khai hệ thống truyền hình tương tác sử dụng màn hình thứ hai dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông (Trang 61 - 64)

KẾT LUẬN

Luận văn tập trung tìm hiểu các khái niệm nền tảng, tác nhân tham gia, thiết bị, các giao diện chuyển tiếp trong kiến trúc hệ thống truyền hình tƣơng tác. Các giao diện chuyển tiếp đƣợc phân thành hai loại: (1) truyền hình tƣơng tác dựa trên nền tảng vô tuyến truyền hình – tƣơng tác trực tiếp với dòng dữ liệu truyền hình, (2) truyền hình tƣơng tác dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông – tƣơng tác gián tiếp với dòng dữ liệu truyền hình. Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi áp dụng giao diện chuyển tiếp “Đƣờng dẫn chuyển tiếp và kiểm soát dữ liệu” (CSS-LP – Companion Screens and Streams-Link Proxy), giải quyết bài toán “Bình chọn, thăm dò ý kiến”, ứng dụng vào sản xuất chƣơng trình tại Đài Truyền hình.

Hệ thống truyền hình tƣơng tác sử dụng màn hình thứ hai dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông sẽ mang lại hiệu quả lớn trong việc quản lý nội dung và đóng góp một phần không nhỏ cho quá trình cải cách quy trình xuất bản nội dung, mang lại hiệu quả cao trong công việc. Việc xây dựng thành công sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp thiết sau:

- Xây dựng nền tảng công nghệ để thực hiện truyền hình tƣơng tác cho các gameshow giải trí thông qua hệ thống màn hình giao diện thứ hai (thiết bị di động nhƣ điện thoại smartphone, tablet, và trên máy tính thông qua hệ thống trình duyệt Web) qua đó đổi mới và nâng cao chất lƣợng thực hiện chƣơng trình trong tƣơng lai.

- Thực hiện tƣơng tác đƣợc thực hiện cả trƣớc, trong và sau chƣơng trình sẽ thu hút đƣợc đông khán thính giả xem và tham gia, qua đó nâng cao đƣợc sự hài lòng, thu hút đƣợc khán thính giả của chƣơng trình.

- Việc áp dụng và phối kết hợp công nghệ trên nền tảng hạ tầng viễn thông trong sản xuất truyền hình sẽ mang lại hiệu quả tối đa, phù hợp với xu thế thực tiễn hiện tại, trong thời đại Internet ngay càng phủ sâu & rộng, thiết bị di động càng trở lên gần gủi và thân thiết với ngƣời dùng.

- Cung cấp các chức năng, công cụ trực tuyến để phục vụ trong quá trình thực hiện sản xuất chƣơng trình cho các số tiếp theo.

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi tập trung vào các vấn đề sau. Chúng tôi muốn nâng cấp phân hệ API Web Service Gateway và xây dựng phân hệ API Management (nằm trong Khung dịch vụ nền tảng tích hợp dịch vụ và cơ sở dữ liệu - ESB). Web Service (ASMX) có nhƣợc điểm:

- Chỉ hỗ trợ giao thức HTTP SOAP để truyền nhận dữ liệu nên hiệu suất hoạt động không cao

- Không thể tạo ra service dạng REST hỗ trợ định dạng dữ liệu JSON

Bởi vậy, chúng tôi sẽ chuyển đổi công nghệ từ Web Service (ASMX) sang Web API, với nhiều tính năng vƣợt trội nhƣ:

- Service RESTful hỗ trợ đầy đủ các thành phần HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content formats

- Service cung cấp dữ liệu cho nhiều máy trạm khác nhau với băng thông giới hạn

- Hỗ trợ trả về định dạng dữ liệu JSON - định dạng phổ biến hiện nay trong thế giới Web/Mobile vì sự đơn giản và nhẹ nhàng cùng tính khả chuyển (cross-platform) cao.

Đồng thời, chúng tôi muốn cải thiện khả năng phân phối chƣơng trình đa nền tảng (Media Service Bus), nghiên cứu và triển khai, đầu tƣ mở rộng phần tƣơng tác trực tiếp với phóng viên tại hiện trƣờng đáp ứng yêu cầu làm tin Breaking News, tin có diễn biến liên tục và mở rộng khả năng phân phối tới ngƣời dùng mọi nơi mọi lúc, trên mọi thiết bị để cạnh tranh với các trang báo mạng khác. Những hƣớng phát triển trên nhằm hƣớng tới một mục đích chung là xây dựng một nền tảng đầy đủ cho hệ thống truyền hình tƣơng tác dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. TS. Lê Ngọc Giao (chủ biên), Phan Hà Trung, Trần Trung Hiếu, 2007,

Mạng phân phối nội dung (Kiến trúc, công nghệ và ứng dụng), Nhà xuất

bản Bƣu điện - Công ty CP In Bƣu điện.

2. Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật truyền hình (BRAC), số 01/2014, “Nội san khoa học kỹ thuật truyền hình”.

Tiếng Anh

3. EBU/ETSI JTB Broadcast, November 2014, “Digital Video Broadcasting (DVB) – Companion Screens and Streams – DVB Document A167”, Part 1.

4. Daniel Jacobson, Greg Brail & Dan Woods, 14/12/2011, “APIs A Strategy Guide”, O’Reilly Media - 1005 Gravenstein Highway North, Sebastopol, CA 95472.

5. Kiyoshi Tanaka, 30 June – 11 July 2014, “Digital Signage: Use-cases of interactive services”, Version 1.

6. Nancy Jafee – Melanie Ingrey, 2014, “Nielsen SEA cross-platform report - Vietnam”, Nielsen.

7. Reto Meier, 2007, “Professional Android Application Development I & II”, Wrox Team, London.

8. SMPTE 292M, 1998, “Bit-Serial Digital Interface for High Definition Television”.

9. Softron Media Services, “Scripting with OnTheAir CG”.

10.Victor Matos, “Android Consuming Web Services Using KSOAP”, Cleveland State University.

11.W3C School – Soap Tutorial , http://www.w3schools.com/soap , April - 2009.

12.W3C School – WSDL Tutorial , http://www.w3schools.com/WSDL , April - 2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và triển khai hệ thống truyền hình tương tác sử dụng màn hình thứ hai dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)