2.6. Ứng dụng của chữ ký mù trong giải pháp đảm bảo an ninh thương
2.6.2. Ứng dụng trong Bầu cử điện tử trực tuyến
Trong tài liệu Quy trình bỏ phiếu từ xa [8], tác giả Trịnh Nhật Tiến đã trình bày ứng dụng của chữ ký mù trong bỏ phiếu trực tuyến như sau:
2.6.2.1. Giao thức
Theo phương thức bỏ phiếu điện tử, mỗi lá phiếu phải có thông tin định danh. Nó có thể là số x nào đó và phải khác nhau. Mỗi lá phiếu phải có chữ ký trên định danh x thì lá phiếu mới có giá trị để bầu cử.
Nếu cử tri CT chuyển định danh x cho Ban bầu cử ký, thì những thành viên trong ban bầu cử có thể xác định được mối quan hệ giữa cử tri và x. Đó là điều cử tri không muốn vì sợ rắc rối sau này.
Vì thế, cử tri biến đổi x thành y trước khi đưa cho ban bầu cử ký xác nhận, Ban bầu cử ký vào y. Họ trao chữ ký trên y là z cho CT. Cử tri xoá mù trên z sẽ thu được chữ ký của Ban bầu cử trên định danh x, như vậy cử tri CT có quyền bầu cử.
Với kỹ thuật này, cuộc bỏ phiếu đảm bảo được: quyền bỏ phiếu và bí mật, tức là chí có người có quyền bầu cử mới được bỏ phiếu (vì trên lá phiếu đã có chữ ký của ban bầu cử).
2.6.2.2. Vấn đề phát sinh khi dùng chữ ký mù
Do ký mù trên lá phiếu nên Ban bầu cử không ghi lại được định danh của cử tri. Do đó, cử tri có thể xin nhiều lá phiếu để bỏ phiếu nhiều lần. Vấn đề này có thể giải quyết như sau:
- Cử tri
+ Cử tri chọn bí mật số định danh x, “làm mù” thành y = blind(x)
+ Cử tri gửi tới ban bầu cử thông tin nhận dạng của mình, chưng minh thư điện tử, số y (định danh x đã được làm mù thành y).
- Ban bầu cử
+ Ban bầu cử nhận dạng cử tri, kiểm tra chứng minh thư của cử tri
+ Nếu hồ sơ của cử tri hợp lệ, khớp với danh sách cử tri của Ban điều hành, cử tri chưa xin cấp chữ ký lần nào, thì ra lệnh cho Hệ thống “ký” lên y. Đó là chữ ký z = sign(y).
+ Ban bầu cử ghi số chứng minh thư của cử tri vào danh sách cử tri đã được cấp chữ ký (để tránh việc cử tri đăng ký bỏ phiếu nhiều lần).
- Cử tri
+ Khi nhận được chữ ký này, cử tri “xoá mù” trên z, thu được chữ ký trên định danh thật x là sign(x). Lá phiếu có gắn chữ ký sign(x) được xem như đã có chữ ký của Ban bầu cử, đó là lá phiếu hợp lệ để cử tri ghi ý kiến của mình.
+ Cử tri có thể kiểm tra chữ ký của Ban bầu cử trên lá phiếu của mình có hợp lệ hay không bằng cách dùng hàm kiểm tra chữ ký và khoá công khai của ban bầu cử.