3. Các định tuyến chính hay đƣợc dùng trong mạng WSN[5],[11]
3.1. Định tuyến trung tâm dữ liệu
3.1.2. Giao thức SPIN
SPIN (Sensor Protocol for Information via Negotiation) là giao thức định tuyến thông tin dựa vào sự dàn sếp dữ liệu. Trong giao thức SPIN thì trƣớc khi truyền, thông
tin về dữ liệu đƣợc trao đổi giữa các sensor qua một cơ chế thông báo dữ liệu. Mỗi một nút nhận dữ liệu mới, thông báo tới các nút lân cận của nó và các nút lân cận quan tâm đến dữ liệu này lấy đƣợc dữ liệu nhờ gửi bản tin yêu cầu.
Sự dàn xếp các thông tin về dữ liệu của SPIN giải quyết đƣợc các vấn đề của flooding nhƣ là thông tin dƣ thừa, chồng chéo các vùng cảm nhận, vì vậy đạt đƣợc hiệu quả về mặt năng lƣợng.
Có 3 bản tin đƣợc xác định trong SPIN dùng để trao đổi dữ liệu giữa các nút, đó là bản tin ADV cho phép các nút thông báo một meta-data cụ thể, bản tin REQ để yêu cầu các dữ liệu đặc biệt và bản tin DATA để mang thông tin thực.
Hình 2- 5 Hoạt động của SPIN
Hình 2- 6 Ba tín hiệu bắt tay của SPIN
Hoạt động của SPIN gồm 6 bƣớc:
- Bƣớc 1: ADV thông báo dữ liệu mới tới các nút
- Bƣớc 2: REQ để yêu cầu dữ liệu đƣợc quan tâm. Sau khi nhận đƣợc ADV, các nút quan tâm đến dữ liệu này sẽ gửi REQ để yêu cầu lấy dữ liệu.
- Bƣớc 3: Bản tin DATA là bản tin chứa dữ liệu thực sự của cảm biến và kèm theo mào đầu miêu tả dữ liệu
- Bƣớc 4: Sau khi nút nhận đƣợc dữ liệu nó sẽ chia sẻ với các nút lân cận bằng việc phát bản tin ADV
- Bƣớc 5: Các nút xung quanh lại gửi REQ - Bƣớc 6: DATA lại đƣợc chuyển tới các nút này
Một ƣu điểm của SPIN là các thay đổi về cấu hình đƣợc khoanh vùng vì thế các nút chỉ cần nhận biết các nút lân cận của chúng.
Tuy nhiên, giao thức này lại có hạn chế khi mà nút trung gian không quan tâm đến dữ liệu nào đó, dữ liệu đó có thể không đến đƣợc đích.