NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH
4.1. Đề xuất mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh nghiệp ở tỉnh Trà Vinh
Có thể đề xuất các dạng mô hình liên kết “ bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Trà Vinh là: mô hình liên kết thông qua hợp đồng kinh tế, mô hình liên kết, tích tụ ruộng đất; mô hình đa thành phần, mô hình trung gian, mô hình phi chính thức …
4.2. Đề xuất giải pháp thực hiện liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
Giải pháp để thực hiện liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp, theo xu thế phát triển kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh hiện nay và trong giai đoạn tới. vấn đề cốt lõi là: “nhà khoa học” công tâm nhưng để thật khách quan; Đặt người nông dân vào trạng thái trung tâm (hạt nhân trong mối liên kết 4 nhà), các tác nhân liên kết khác như những vệ tin xung quanh hỗ trợ, nhằm giúp nông dân phát huy tối đa hiệu quả trong sản xuất; giải quyết một cách hài hòa quan hệ “lợi ích”,đồng thời các “Nhà” phải thực hiện vai trò của mình trong một chỉnh thể liên kết.
Đổi mới phương thức hợp đồng thu mua nguyên liệu giữa nông dân và các nhà doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản theo đúng các quy định của pháp luật.
Liên kết vùng và tham gia liên kết “bốn nhà” là cơ chế liên kết và tham gia nhằm tập hợp nguồn lực tổng hợp phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh trong kinh tế hội nhập và thích ứng thay đổi khí hậu trong tương lai. Liên kết vùng nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện phát triển nông nghiệp tổng thể của Tỉnh Trà Vinh cũng như của toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu long. Từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh để liên kết “bốn nhà” bền vững và ứng dụng mô hình liên kết này vào trong sản xuất nông nghiệp. Để mối liên kết bền vững cần xó giải pháp cụ thể:
Nhà nước phải:
Chính quyền địa phương đóng vai trò người khởi xướng.
Liên kết “bốn nhà” là tất yếu, là phù hợp với quy luật và quy trình tái sản xuất nông sản hàng hóa và đã diễn ra một cách tự nguyện, tự phát vì nhu cầu và lợi ích của mỗi bên, chưa được chính thức hóa.
Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức các mối liên kết “bốn nhà”. Bản thân sự liên kết là một tổ chức, tức là gồm nhiều bộ phận hợp thành. Tổ chức đó lỏng hay chặt là phụ thuộc mối ràng buộc pháp lý giữa các thành viên. Nếu không được tổ chức thì mối liên kết cũng tự động hình thành xuất phát từ quan hệ lợi ích nhưng sẽ bị phá bỏ khi lợi ích bị xung đột. Trái lại, nếu tổ chức một cách cưỡng bức, quá chặt và không xuất phát từ quan hệ lợi ích hài hòa thì mối liên kết sẽ trở nên xơ cứng, không còn động lực và các bên tham gia sẽ phá vỡ mối liên kết, biến nó trở thành phản tác dụng.
Doanh nghiệp phải:
- Góp phần tiêu thụ hàng nông sản của nhà nông.
- “Nhà doanh nghiệp” góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, qua đó nâng cao trình độ sản xuất của nhà nông.
- “Nhà doanh nghiệp” góp phần thay đổi cung cách làm ăn của nhà nông vốn tùy tiện, gặp đâu hay chớ sang cách làm ăn có bài bản, căn cơ, được ràng buộc bằng hợp đồng.
- “Nhà doanh nghiệp” có vai trò tập hợp nông dân làm ăn theo kiểu hợp tác.
- Doanh nghiệp có vai trò hỗ trợ nông dân trong sản xuất và cả trong đời sống kinh tế-xã hội.
- Xác định rõ vai trò của các doanh nghiệp chế biến – tiêu thụ nông sản; đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Nhà khoa học phải:
- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm cũng như lợi ích của mình khi tham gia liên kết bốn nhà;
- Cần thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong giai đoạn hiện nay, nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu và triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, chế biến; đặc biệt áp dụng công nghệ sinh học trong phương pháp chẩn đoán nhanh và điều trị hiệu quả các loại bệnh gây tác hại lớn cho nông nghiệp; lai tạo cây, con giống có chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt; nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp có chất lượng cao với giá thành hợp lý; xây dựng quy trình sản xuất và chế biến đảm bảo những yêu cầu của thị trường…
- Nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn các đề tài phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và tập quán canh tác của địa phương. Ngoài việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhà khoa học cũng phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất với nhà nông.
Nhà Nông phải:
- Thay đổi nhận thức tiểu nông;
- Tổ chức lại sản xuất của người nông dân theo hướng quản lý cộng đồng thông qua việc thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại sản xuất quy mô phù hợp với điều kiện từng vùng của tỉnh Trà Vinh.
KẾT LUẬN
Khi nói tới vai trò của nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong quan hệ với nhà nông nghiệp (bốn nhà) mà không nói tới vai trò, trách nhiệm của các hộ nông dân thì thật không đầy đủ; người nông dân Việt nam với thói quen chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và quy mô sản xuất còn nhỏ vẫn đang ngự trị, ngại rủi ro, cón có tư tưởng tự ty, cho rằng mình quản lý còn yếu kém nên bằng lòng với hình thức sản xuât hiện tại; với trình độ văn hóa và năng lực quản lý yếu kém, phương thức hoạt động kiểu gia đình đã hằn sâu trong tiềm thức của người nông dân, chính đây cũng là một khó khăn, cản ngại trong hình thành doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn.
Để mối quan hệ “bốn nhà” đi vào thực chất và hiệu quả cần có một cơ chế đồng bộ, trong đó đối với người nông dân phải thật cụ thể, phải coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, tính tự nguyện, tự giác và tự thấy trách nhiệm và quyến lợi của mình đối với người nông dân.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, vai trò của nông nghiệp, nông thôn và giai cấp nông dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tăng cường mối quan hệ “bốn nhà”vừa là đòi hỏi khách quan vừa là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ , công bằng xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong sản xuất nông nghiệp liên kết “bốn nhà” để phát huy sức mạnh và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để mối liên kết này bền chặt cần phải làm rõ vai trò của từng nhà và chú trọng đến “lợi ích” kinh tế cùa từng nhà.
Liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh là xu hướng tất yếu và phù hợp với lộ trình phát triển tổng thể của Tỉnh. Có nhiều mô hình liên kết có thể ứng dụng trong mối liên kết “bốn nhà” nhưng từ thực tiễn ở tỉnh Trà Vinh theo tôi đề xuất các mô hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh gồm: mô hình tập trung hóa, mô hình đa thành phần và mô hình trung gian. Trong các mô hình này phải đặt “nhà nông” vào vị trí trung tâm, “Nhà khoa học” phải khách quan và công tâm, “Nhà nước” và “nhà doanh nghiệp: quyết định sự thành bại trong mối liên kết.