CÔNG CỤ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN 5 2-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu và đề xuất giải pháp an toàn thông tin cho hệ thống rút tiền tự động ATM (Trang 54 - 58)

2.2.1. Mật mã

2.2.1.1. Khái niệm mật mã

“Mật mã” có lẽ là khái niệm đƣợc dùng lâu đời nhất trong việc đảm bảo An toàn thông tin. Trƣớc đây mật mã chỉ đƣợc dùng trong ngành an ninh quốc phòng, ngày nay việc đảm bảo An toàn thông tin là nhu cầu của mọi ngành, mọi ngƣời (do các thông tin đƣợc truyền chủ yếu trên mạng công khai), vì vậy kỹ thuật “mật mã ” là công khai cho mọi ngƣời dùng, điều bí mật nằm ở “khóa” mật mã.

Hiện nay, có nhiều kỹ thuật mật mã khác nhau, mỗi kỹ thuật có những ƣu nhƣợc điểm khác nhau. Tùy theo yêu cầu của môi trƣờng ứng dụng mà ngƣời ta dùng kỹ thuật này hay kỹ thuật kia. Có những môi trƣờng cần phải bảo đảm an toàn tuyệt đối bất kể thời gian và chi phí, có những môi trƣờng lại cần giải pháp dung hòa giữa bảo mật và chi phí thực hiện.

Mật mã cố điển chủ yếu dùng để “che giấu dữ liệu”. Mật mã hiện đại còn đƣợc dùng để: Ký số (ký điện tử), tạo đại diện thông điệp, giao thức bảo toàn dữ liệu, giao thức xác thực thực thể, giao thức chứng minh “không tiết lộ thông tin”, giao thức thỏa thuận hay phân phối khóa, chống chối cãi trong giao dịch điện tử, chia sẻ bí mật,…

Theo nghĩa hẹp, mật mã chủ yếu dùng để bảo mật dữ liệu. Theo nghĩa rộng, kỹ thuật mật mã là một trong những công cụ hiệu quả đảm bảo an toàn thông tin nói chung: bảo mật, bảo toàn, xác thực, chống chối cãi, …vv

2.2.1.2. Khái niệm Mã hóa (Encryption)

Mã hóa là quá trình chuyển thông tin có thể đọc đƣợc (gọi là Bản rõ) thành thông tin “khó” có thể đọc đƣợc theo cách thông thƣờng (gọi là Bản mã).

Mã hóa là một trong những kỹ thuật để bảo mật thông tin.

Giải mã là quá trình chuyển ngƣợc lại thông tin từ Bản mã thành Bản rõ.

Thuật toán mã hóa (thuật toán giải mã) là thủ tục tính toán để thực hiện mã hóa (giải mã).

Khóa mã hóa là giá trị làm cho thuật toán mã hóa thực hiện theo cách riêng biệt và sinh bản mã riêng. Thông thƣờng khóa càng lớn thì bản mã càng an toàn.

Phạm vi các giá trị có thể có của khóa đƣợc gọi là Không gian khóa. 2.2.1.3. Khái niệm Ký số (ký điện tử - Signature)

Thông thƣờng sau khi thỏa thuận một văn bản hợp tác, hợp đồng hay thừa nhận trách nhiệm về nội dung một tài liệu, ngƣời ta phải xác nhận sự đồng ý của mình bằng cách “ký tay” vào cuối văn bản hay tài liệu.

Bằng cách nào đó ngƣời ta phải thể hiện đó là “chữ ký” của họ (chữ ký bằng tay

một dấu hiệu riêng của họ), ngƣời khác không thể giả mạo đƣợc.

Mọi cách sao chép chữ ký trên tài liệu thƣờng dễ bị phát hiện, vì bản sao có thể phân biệt đƣợc với bản gốc.

Nhƣng “” trên tài liệu máy tính hay truyền qua mạng máy tính thì nhƣ thế nào, khi nội dung tài liệu đều đƣợc chuyển dƣới dạng số hóa (chỉ dùng hai số 0 và 1, ta gọi là tài liệu số). Việc giả mạo và sao chép lại đối với tài liệu số là hoàn toàn dễ dàng, không thể phân biệt đƣợc bản gốc với bản sao.

Vậy một chữ ký nhƣ chữ ký bằng “tay” thông thƣờng ở cuối tài liệu số, không thể chịu trách nhiệm đối với toàn bộ nội dung tài liệu.

Chữ ký nhƣ thế nào thì mới phát hiện đƣợc trách nhiệm đối với toàn bộ tài liệu? Chắc chắn chữ ký đó phải đƣợc “ký” trên từng bít của tài liệu.

Vậy “ký” trên tài liệu số đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Thực chất của việc ký “điện tử”mã hóa.

2.2.2. Giấu tin (Steganogrsphy)

Thông tin mã hóa dễ bị phát hiện vì chúng có hình dạng đặc biệt, khi đó tin tặc sẽ tìm mọi cách để xác định bản rõ hoặc chí ít cũng biết đƣợc đang có sự liên lạc bí mật giữa hai thực thể.

Giấu thông tin là che giấu thông tin này vào trong một thông tin khác. Thông tin đƣợc giấu (nhúng) vào bên trong một thông tin khác sẽ khó bị phát hiện, vì ngƣời ta khó nhận biết đƣợc là đã có một thông tin đƣợc giấu vào bên trong một thông tin khác (gọi là môi trường giấu tin).

2.2.3. Tƣờng lửa

2.2.3.1. Khái niệm tường lửa

Tƣờng lửa là một hệ thống phần cứng, phần mềm hay hỗn hợp phần cứng phần mềm có tác dụng nhƣ một tấm ngăn cách giữa tài nguyên thông tin của mạng nội bộ và thế giới Internet bên ngoài. Là một kỹ thuật đƣợc tích hợp vào hệ thống mạng để chống lại truy cập trái phép, kỹ thuật này nhằm bảo vệ thông tin nội bộ, mặt khác hạn chế sự xâm nhập trái phép vào thông tin của hệ thống.

Kỹ thuật này phục vụ cho An toàn hệ thống máy tính là chính, nhƣng cũng hỗ trợ bảo đảm an toàn truyền tin, ví dụ chống trộm cắp, sửa đổi thông tin (chẳng hạn làm sai lệch tin tức hay giả mạo chữ ký) trƣớc khi đến tay ngƣời nhận.

Nhiệm vụ của tƣờng lửa là quyết định ngƣời nào, dịch vụ nào bên ngoài đƣợc phép truy cập vào bên trong hệ thống máy tính.

Để đảm bảo an toàn thông tin, tất cả các thông tin từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài đều phải thực hiện thông qua tƣờng lửa.

2.2.3.2. Các thành phần chính của tường lửa

 Về mặt vật lý, tƣờng lửa gồm có các thành phần:

- Một hay nhiều máy chủ kết nối với bộ định tuyến (Router) hoặc có các chức năng nhƣ vậy. - Các phần mềm quản lý an ninh trên hệ thống máy chủ, ví dụ Hệ quản trị xác thực

(Athentication), Hệ cấp quyền (Authorization), …

 Về mặt chức năng, tƣờng lửa gồm có các thành phần: - Bộ lọc Packet (Packet – filtering Router).

- Cổng ứng dụng (Application – level Getway hay Proxy Server). - Cổng mạch (Circuite –level Getway).

2.2.4. Mạng riêng ảo

2.2.4.1. Khái niệm mạng riêng ảo

Mạng riêng ảo (Virtual Private Networks -VPN) không phải là một giao thức, cũng không phải là một phần mềm máy tính. Đó là chuẩn công nghệ cung cấp sự liên lạc an toàn giữa hai thực thể bằng cách mã hóa các giao dịch trên mạng công khai không an toàn (ví dụ nhƣ mạng Internet).

Để đảm bảo an toàn, cần đảm bảo những điều kiện sau:

- Tính riêng tƣ (Privacy): Ngƣời ngoài cuộc khó có thể hiểu đƣợc liên lạc đó. - Tính toàn vẹn (Intergrity): Ngƣời ngoài cuộc khó có thể thay đổi đƣợc liên lạc đó. - Tính xác thực (Authenticity): Ngƣời ngoài cuộc khó có thể tham gia vào liên lạc đó.

Mạng riêng ảo là sự kết hợp của Định đường hầm + Bảo mật + Các thỏa thuận về chất lƣợng dịch vụ (QoS).

2.2.4.2. Định đường hầm (Tunneling)

Đó là một cơ chế dùng để đóng gói một giao thức vào trong một giao thức khác. Trên Internet, định đƣờng hầm cho phép những giao thức nhƣ IPX, ppleTalk,… đƣợc mã hóa sau đó đóng gói trong giao thức IP.

Trong VPN, định đƣờng hầm che giấu giao thức lớp mạng nguyên thủy bằng cách mã hóa gói dữ liệu này vào trong một vỏ bọc IP. Vỏ bọc IP thực chất là một gói IP, đƣợc truyền một cách an toàn qua mạng Internet. Tại bên nhận, khi nhận đƣợc gói trên, sẽ tiến hành gỡ bỏ vỏ bọc bên ngoài, giải mã thông tin dữ liệu trong gói này và phân phối nó đến thiết bị truy cập thích hợp.

Đƣờng hầm cũng là một đặc tính ảo trong VPN. Các công nghệ đƣờng hầm đƣợc dùng phổ biến hiện nay cho truy cập VPN gồm có: Giao thức định đƣờng hầm điểm, PPTN, L2F, L2TF hoặc IPSec, GRE (Generic Route Encapsulation).

2.2.4.3. Thỏa thuận về chất lượng dịch vụ QoS ( Quality of Service )

Thỏa thuận về chất lƣợng dịch vụ thƣờng định ra giới hạn cho phép về độ trễ trung bình của gói trong mạng, ngoài ra các thỏa thuận này đƣợc phát triển thông qua các dịch vụ với nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu và đề xuất giải pháp an toàn thông tin cho hệ thống rút tiền tự động ATM (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)