Từ góc nhìn của người dùng, NS là bộ thông dịch script OTcl chứa bộ lập lịch các sự kiện mô phỏng, thư viện đối tượng các thành phần mạng, thư viện mô-đun thiết lập mạng. Để mô phỏng với NS, người nghiên cứu phải viết kịch bản bằng ngôn ngữ OTcl được gọi là chương trình mô phỏng hay kịch bản mô phỏng. Chương trình mô phỏng sẽ khởi tạo bộ lập lịch các sự kiện, thiết lập cấu hình mạng mô phỏng sử dụng các đối tượng mạng và các hàm thiết lập mạng trong thư viện, lập lịch cho các nguồn lưu lượng bắt đầu và kết thúc truyền tin…
Khi mô phỏng kết thúc, NS sinh ra một hay nhiều tệp tin kết quả dưới dạng văn bản chứa chi tiết dữ liệu mô phỏng. Dữ liệu sinh ra trong quá trình thực hiện mô phỏng được sử dụng để phân tích, đánh giá hệ thống mạng, hoặc làm input cho một công cụ hiển thị thông tin mô phỏng như NAM (Network Animator). NAM phân tích dữ liệu và cho thấy thông tin một cách trực quan về thông lượng, các gói bị mất trên mỗi đường truyền, topo mạng dưới dạng đồ họa, ….
Để phân tích, đánh giá được các tham số hiệu suất cần thiết từ các thông tin mà NS kết xuất ra tệp tin vết, người nghiên cứu thường phải dùng thêm một số công cụ dùng để vẽ đồ thị (như XGRAPH, gnuplot,...) và công cụ để tổng hợp các dữ liệu trong các tệp tin vết. Tất nhiên, người nghiên cứu hoàn toàn có thể tự viết lấy các đoạn mã (script) hoặc chương trình để phân tích kết quả theo yêu cầu của mình. Các ngôn ngữ Awk, PERL, hoặc Tcl thường được sử dụng để làm việc này. Nhiều nhà nghiên cứu đã chia sẻ một số kịch bản mô phỏng cũng như kịch bản xử lý kết quả tệp tin vết cho cộng đồng người sử dụng NS. Đây cũng chính là lợi thế cho người mới nghiên cứu mô phỏng mạng sử dụng bộ mô phỏng NS.
Cấu trúc thƣ mục của NS: