Lý thuyết về độ tƣơng tự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số kỹ thuật đánh giá độ tương tự và ứng dụng Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1.01.10 (Trang 44)

1.1. Tính “ghép đúng” và tính “tƣơng tự”

Việc so sánh hai bức ảnh với nhau không dừng lại ở chỗ chỉ so sánh các điểm ảnh với nhau, nó cần phải được xem xét dựa trên sự nhìn nhận trực quan của con người, tức là quan tâm đến nội dung trực quan của ảnh.

Quá trình đánh giá độ tương tự giữa các ảnh có thể phân chia thành hai bước chính. Trước tiên là xác định định lượng một độ đo về nội dung của bức ảnh dựa trên tập các đặc trưng được hình thành từ việc mã hoá các thuộc tính của ảnh. Tập các đặc trưng đó hình thành nên vector đặc trưng hay độ đo nội dung của ảnh trên không gian các đặc trưng. Bước thứ hai sau đó là đánh giá so sánh độ tương tự dựa trên các định lượng về số đo ở bước trước. Nếu cùng một không gian đặc trưng mà cho một độ đo khác biệt lớn thì có thể kết luận chúng không tương tự nhau hay chúng không được xếp trong cùng một lớp. Thông thường, khi “so sánh” hai bức ảnh thì hoặc là ta quan tâm đến việc đánh giá “độ giống nhau” hay “độ tương tự” giữa chúng là bao nhiêu hoặc cũng có thể quan tâm đến khía cạnh hai bức ảnh đó khác biệt nhau đến mức độ nào.

Ở đây ta thấy có một khái niệm mang ý nghĩa hẹp hơn, sâu hơn khái niệm “tương tự”, đôi khi mập mờ, đó là “khớp đúng” hay “ghép đúng”(matching). Tính tương phản của hai khái niệm này có thể phân biệt được qua các ứng dụng của chúng. Các kỹ thuật ghép đúng được phát triển chủ yếu cho các ứng dụng về nhận dạng đối tượng biến đổi hình dạng, trong khi các kỹ thuật về độ tương tự thì lại thấy chủ yếu trong các ứng dụng sử dụng cơ sở dữ liệu về nội dung trực quan của ảnh, đặc biệt là các ứng dụng về tra cứu ảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số kỹ thuật đánh giá độ tương tự và ứng dụng Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1.01.10 (Trang 44)