3. Chương 3 ỨNG DỤNG CHỮ KÝ SỐ BỘI TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.2 ỨNG DỤNG CHỮ KÝ SỐ BỘI TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT)
3.2.2.1 Bảo đảm tính toàn vẹn thông tin hợp đồng trực tuyến
Trong thỏa thuận hợp đồng trực tuyến giữa A và B về đặt mua và cung c p một loại mặt hàng hay dịch vụ nào đó, giả sử A là người soạn hợp đồng và gửi đến B xem xét và thỏa thuận, nếu B đồng ý với các điều khoản của hợp đồng thì B sẽ ký lên hợp đồng đó. V n đề đặt ra là liệu có một kẻ thứ ba trái phép nào đó đã chặn xem và sửa bản hợp đồng đó, nội dung bản hợp đồng B nhận được có đúng với nội dung mà A đã soạn thảo?
Khi B nhận được bản hợp đồng từ A, giả sử trên đường truyền bản hợp đồng không bị sửa đổi, B đồng ý với các điều khoản trong bản hợp đồng và B ký ch p nhận hợp đồng, hay nếu B không đồng ý với t t cả các điều khoản, B bổ xung một số điều khoản để thỏa thuận lại và gửi lại cho A. Trong quá trình bản hợp đồng đã được B ký gửi về A, liệu bản hợp đồng đó có đúng như bản hợp đồng mà B đã gửi hay đã bị sửa đổi - bị xâm phạm tính toàn vẹn thông tin của bản hợp đồng này.
Giải pháp:
Để đảm bảo tính toàn vẹn của bản hợp đồng trực tuyến trong khi chúng được truyền đi trên mạng trước hết ta cần một kênh truyền an toàn, với các phương pháp đảm bảo tính toàn vẹn trong giao dịch nói chung, một kỹ thuật đặc trưng quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn hợp đồng giao dịch là dùng chữ ký số và chứng chỉ số.
Khi nội dung của bản hợp đồng bị thay đổi, thì chữ ký trên bản hợp đồng đó cũng phải thay đổi theo. Chữ ký số nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, duy nh t và không bị sửa đổi dữ liệu gốc bởi người khác. Chữ ký là bằng chứng xác thực người gửi chính là tác giả của thông điệp mà không phải là một ai khác. Không những thế, khi chữ ký số được gắn với thông điệp số thì đảm bảo rằng thông tin trên đường chuyển đi sẽ không bị thay đổi. Mọi sự thay đổi dù nhỏ nh t sẽ đều bị phát hiện dễ dàng.