3. Ý nghĩa của đề tài
3.4. Đánh giá tổng hợp và lựa chọn các loại sử dụng đất có hiệu quả
3.4.3. Quan điểm và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Phong Thổ
Phong Thổ là huyện miền núi, ngành kinh tế chủ đạo là sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để khai thác lợi thế tối đa của từng hộ, từng vùng cần chuyên môn hóa sản xuất, phát triển cây trồng hàng hóa kết hợp đa dạng cây trồng theo định hướng chung. Do vậy, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian tới như sau:
- Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên phát huy tối đa tiềm năng vốn có của đất để phát triển toàn diện và bền vững về kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, tận dụng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người dân.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, tạo vùng sản xuất tập trung, tăng diện tích gieo trồng, đảm bảo nâng cao hệ số sử dụng đất, tránh bỏ hoang đất.
- Tìm hiểu nhu cầu của thị trường để có kế hoạch sản xuất những sản phẩm thị trường có nhu cầu cao.
- Sử dụng đất kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái. Đó là các yếu tố thời tiết, khí tượng, thủy văn, đất đai... Vì vậy trong quá trình sử dụng đất phải bảo vệ được môi trường đất, bố trí thời vụ phù hợp với các điều kiện khí tượng, thời tiết, thủy văn nhưng khai thác tối ưu các điều kiện đó mà không làm ảnh hưởng đến môi trường, phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
- Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ đạo đồng thời phát triển mạnh công nghiệp – xây dựng và các ngành dịch vụ.
Theo phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Thổ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì cơ cấu kinh tế sẽ có sự chuyển dịch, cụ thể: đến năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản
chiếm 24,3%; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 38,6%; khu vực dịch vụ chiếm 40,9%..