Chiến lược cạnh tranh- các chính sách triển khai:
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Sabeco đã sử dụng chiến lược khác biết hóa về sản phẩm. Từ ngày 1-7-2009, bia chai Sài Gòn Lager - nhãn bia lâu đời nhất của Sabeco trên thị trường Việt Nam đã thay “áo” mới với thông điệp “Vẻ hợp thời - Vị truyền thống …”. Hình ảnh này mang tính mạnh mẽ, hiện đại, bố cục chặt chẽ nhưng vẫn giữ lại được tất cả nét ưu điểm truyền thống vốn có của bia Sài Gòn Lager trước đây, kết hợp với vị bia ngon truyền thống không chỉ đem đến cho khách hàng thân quen của bia Sài Gòn một trải nghiệm về sự đổi mới tinh tế mà còn là cơ hội để sản phẩm tiếp cận với các khách hàng mới trong ngành hàng bia.
Tiếp tục đổi mới hình ảnh sản phẩm, từ ngày 25 đến 27-5-2010, Sabeco đã tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới bia chai 333 Premium. Thương hiệu bia 333 là một trong những thương hiệu dẫn đầu ngành hàng bia của Sabeco. Sản phẩm bia lon 333 là một sản phẩm truyền thống lâu đời không chỉ được người tiêu dùng tín nhiệm mà còn khẳng định đẳng cấp chất lượng trên thị trường quốc tế. Sản phẩm đã được xuất khẩu và tin dùng trên 17 quốc gia, thành công ngay cả
trên các thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc, Đức, Hà Lan, Mỹ… Với sứ mệnh phục vụ khách hàng uống bia ngày càng tốt hơn, đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ tốt, thừa hưởng tinh hoa từ thành công của sản phẩm bia lon 333, Sabeco đã nghiên cứu, phát triển thành công sản phẩm mới bia chai cao cấp 333 Premium với mong muốn đem đến người tiêu dùng Việt Nam một luồng gió mới trong thưởng thức sản phẩm bia.
Hoạt động đổi mới, nâng cấp hình ảnh logo, hệ thống nhận diện sản phẩm của Sabeco là những bước đi khởi động cho chiến lược phát triển tổng thể phù hợp với tầm nhìn dài hạn của Sabeco về xây dựng phát triển thương hiệu, nâng tầm kỹ thuật công nghệ, năng lực sản xuất...
Chiến lược tăng trưởng- các chính sách triển khai:
Để tăng trưởng thì Sabeco đã dùng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. Với chiến lược này cùng với sự chủ động hội nhập trong cơ chế cạnh tranh, Sabeco có những bước tăng trưởng vững chắc.Hiện tại sản phẩm Bia Sài gòn hiện đã có mặt tại hơn 20 quốc gia trên khắp 5 châu lục bao gồm:
• Châu Á : Cambodia, HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Malaysia, Singapore … • Châu Mỹ : Mỹ, Canada ..
• Châu Âu : Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Nga, Thụy Điển, Áo, Thụy Sĩ. Đan Mạch… • Châu Phi : Ghana.
• Châu Úc : Úc.
Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc lại mạng lưới phân phối cũng được xem là một trong những hoạt động trong chiến lược mở rộng thị trường của SABECO. Năm 2006, trên cơ sở nghiên cứu mô hình phân phối hiện đại của thế giới và thành công của các tập đoàn bia hàng đầu. Chín công ty cổ phần thương mại được hình thành thay thế 36 chi nhánh phân phối nằm rải rác cả nước. Mạng lưới phân phối mới đã phủ kín toàn quốc, cùng với sự tham gia trực tiếp của khách hàng, các sản phẩm luôn đến tay người tiêu dùng trong thời gian nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, công tác marketing quảng bá thương hiệu còn được Ban Lãnh Đạo chú trọng đầu tư. Định hướng của Sabeco là xây dựng chiến lược marketing mạnh, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín thương hiệu tạo ra mức tăng trưởng, phát triển ổn định bền vững.
Đánh giá tổ chức của Sabeco:Loại hình cấu trúc tổ chức: Loại hình cấu trúc tổ chức:
Các phòng ban trong công ty : • Văn phòng tổng công ty • Ban tài chính – kế toán.
• Ban tiêu thụ - thị trường – thương hiệu. • Ban quản lý đầu tư và phát triển. • Ban kỹ thuật – sản xuất
• Ban cung ứng.
Loại hình cấu trúc tổ chức của Sabeco là cấu trúc chức năng.
Sơ đồ cấu trúc: Ban tài chính kế toán Ban tiêu thụ - thị trường- thương hiệu Ban quản lý đầu tư và phát triển Ban kỹ thuật – sản xuất Ban cung ứng
1- Phong cách lãnh đạo chiến lược:
Kế hoạch công tác của từng đơn vị, bộ phận, thậm chí của từng cá nhân phải đặt trong một tổng thể hài hòa, mọi công việc đều phải có người chịu trách nhiệm. Đây chính là kích thích tính tự chủ, năng suất, trách nhiệm, hiệu quả trong lao động. Mặt khác, đội ngũ nhân viên, ngoài yêu cầu có học vấn thì phong cách giao tiếp, ứng xử, tinh thần trách nhiệm không ngừng phấn đấu rèn luyện vươn lên, tất cả vì sự phát triển của Công ty là yếu tố không thể thiếu. Hiện tại, trong toàn Công ty có gần 500 lao động, trong đó 40% có trình độ đại học, 55% có trình độ cao đẳng, trung cấp, thợ lành nghề, còn lại đều có trình độ văn hóa lớp 12, phần lớn anh chị em đều có tuổi đời trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm. Những yếu tố trên được biểu hiện ngay trong chất lượng, mẫu mã trong từng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và được kết tinh ngay trong hiệu quả kinh doanh của Công ty. Năm 2008, các chi nhánh của Công ty đã sản xuất đưa ra thị trường xấp xỉ 100 triệu lít bia, điển hình là Chi nhánh tại Daklak sản xuất 34,3triệu lít/kế hoạch 33 triệu lít,
sản phẩm đưa ra thị trường được đánh giá cao. Điều đó cho they, Công ty Sabeco đã phát huy được sức mạnh, làm chủ được công nghệ.
2- Văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp chính là sự thể hiện tính đa dạng trong sự thống nhất về văn hoá ở một tổ chức kinh tế - xã hội. Nhận thức đúng và chăm lo cụ thể, khoa học cho sự phát triển văn hoá sẽ tạo một nội lực bền bỉ, có sức lan toả trong xã hội và thương trường, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp... Xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với văn hoá trong kinh doanh, hướng tới mục tiêu tạo lập thương hiệu làm nên một bản sắc văn hoá trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Việt Nam.
Sabecotheo đánh giá của giới báo chí thì là 1 trong những công ty cổ phần luôn luôn coi trọng và nhận thức đúng đắn về Văn hóa doanh nghiệp. Đối với lãnh đạo của công ty cũng đã đặt ra mục tiêu và đột phá của doanh nghiệp chính là văn hóa doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu và điều kiện tiên quyết để hình thành nên thương hiệu của doanh nghiệp, là hệ tư tưởng chủ đạo của công ty. Năm 2008, Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu NGK Sài Gòn đã vinh dự nhận cúp vàng “Văn hóa Doanh nghiệp” . Chương trình do Bộ Văn hóa thể thao du lịch kết hợp với Báo Điện tử Tổ quốc tổ chức.
Từ lâu, Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu NGK Sài Gòn (Sabeco) với những sản phẩm truyền thống, uy tín chất lượng cao phát triển mạnh mẽ và bền vững, tự tin trước thềm hội nhập với vị trí là cánh chim đầu đàn trong ngành Bia Rượu NGK Việt Nam. Ngoài mục tiêu phát triển bền vững trong các chiến lược kinh doanh, ý thức gìn giữ và phát triển văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề mà Sabeco luôn quan tâm. Những giá trị văn hóa hiện hữu trong sản phẩm, thương hiệu của Sabeco là sức mạnh trong cạnh tranh, khẳng định hình ảnh của doanh nghiệp trong thương trường, cùng chung tay góp phần xây dựng nền văn hóa, văn minh thương mại trong sự phát triển chung của đất nước. Văn hoá doanh nghiệp của Sabeco được thể hiện qua việc giáo dục sâu rộng cho người lao động ý thức được trách nhiệm đóng góp ngân sách nhà nước, ý thức gìn giữ môi trường, quan tâm chế độ đãi ngộ người lao động … tạo sự nhất trí cao trong ý thức mỗi người gắn với trách nhiệm “Chung tay vì cộng đồng” đóng góp với xã hội … trở thành thông điệp có sức lan toả mạnh mẽ, thân thiện, là nét văn hóa của Sabeco.
Mỗi năm, Sabeco đã đóng góp và tài trợ cho các hoạt động xã hội hàng chục tỉ đồng. Với truyền thống tương thân tương ái, các hoạt động cụ thể như xây nhà tình thương, tình nghĩa, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp vào các quỹ vận động của xã hội... là một nét đẹp văn hóa rất đáng tự hào của toàn thể CBCNV Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Năm 2009, chỉ riêng tại công ty mẹ đã trích quỹ và vận động CBCNV đóng góp được 6,4 tỉ đồng cho các hoạt động xã hội và chi khoảng 10 tỉ đồng tài trợ cho các chương trình vì cộng đồng. Những điều này đã tạo nên giá trị văn hóa doanh nghiệp của Sabeco. Sabeco còn tài trợ 3 tỉ đồng vào các hạng mục: Tài trợ 2,6 tỉ đồng xây dựng hoàn chỉnh 2 trạm y tế xã Tân Bình và xã Yên Lễ, huyện Như Xuân. Hiện các công trình đang trong giai đoạn xây
dựng và sẽ khánh thành vào khoảng tháng 7-2010; tài trợ 400 triệu đồng cho việc trao học bổng, hỗ trợ điều kiện học tập cho các học sinh diện chính sách của huyện. Ngoài ra sabeco đã tổ chức lễ trao học bổng cho 245 học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, con thương – bệnh binh, con mồ côi không nơi nương tựa.