RI (Rights Issuer)
Như là phần lõi của hệ thống DRM, RI sinh ra các RO theo những quyền đã mua của người sử dụng và kết nối giữa các RO với người sử dụng tương ứng. Thông tin về quyền trong RO được mô tả bởi việc sử dụng REL (Rights Expression Language). RI mật mã hoá thông tin nhạy cảm trong RO (Ví dụ: Khoá và Hạn chế sử dụng) và sau đó phân phối nó về mặt lý thuyết cho UE trên ROAP.
CES (Content Encryption System)
CES cung cấp giao diện mã hoá nội dung mở rộng. Sử dụng giao diện này, nhà cung cấp hoặc các CP/SP có thể mật mã hoá và đóng gói file nội dung để sinh ra file DCF tương ứng.
Sau khi đăng ký thông tin chính với KMS, CES gửi file DCF và thông tin DRM liên quan cho CI (Content Issuer) để xuất bản nội dung.
KMS (Key Management System DRM)
KMS quản lý CEK. Nó cũng xử lý yêu cầu đăng ký khoá từ CES và yêu cầu hướng dẫn về khoá từ RI.
Sau khi nội dung mật mã hoá hoàn thành, CES gửi lên CID (Content ID) và thông tin chính để KMS đăng ký và lưu trữ hướng dẫn được thuận tiện
CMS (Certifaction Management System)
CMS lưu trữ và quản lý chứng nhận thiết bị và các cặp khoá. Nó cũng cung cấp giao diện truy vấn thông tin về chứng nhận thiết bị cho RI hỗ trợ ROAP tương tác giữa RI và hệ quản lý DRM.
CMS có được thông tin chứng nhận về lỗi chứng nhận mới nhất bởi việc tải danh sách CRL từ CA hoặc bởi việc tương tác với sự trả lời lại của CA/OSCP.
CMS có thể cung cấp chứng nhận tải dịch vụ cho hệ quản lý DRM.
CA (Certification Authority)
CA là một hệ thống xác thực phụ thuộc vào hãng phát triển thứ 3. Nó thực hiện các chức năng: Cho phép và xác thực chứng nhận số của người sử dụng, cung cấp đồng hồ đồng bộ, và v..v. Nếu hãng truyền thông không có CA, DRM CMS làm việc tạm thời giống như là CA.
3.8. Kết chƣơng
IPTV là công nghệ mới, nó có các yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng. Trước đây, công nghệ này gần như không thể hoạt động được do tốc độ kết nối quay số quá chậm. Nhưng trong vài năm nữa, IPTV sẽ trở nên thịnh hành bởi hơn 100 triệu hộ gia đình trên toàn thế giới đã đăng ký thuê bao băng thông rộng.
Các nhà cung cấp dịch vụ coi IPTV như một cơ hội để tăng doanh thu trên thị trường và là vũ khí lợi hại chống lại sự bành trướng của truyền hình cáp. Nhiều công ty viễn thông đang tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có để phân phối IPTV, nhưng bài toán đặt ra là làm sao để đáp ứng đủ nhu cầu về băng rộng. Ngoài ra, các yêu cầu kỹ thuật về thiết bị, phương pháp quản trị dịch vụ, bảo mật nội dung,... cũng hết sức quan trọng. Chúng là các nhân tố quan trọng để xây dựng một hệ thống IPTV hoàn chỉnh.
Trong chương kế tiếp chúng ta sẽ tìm hiểu, đề xuất giải pháp để có thể triển khai giải pháp IPTV đối với hạ tầng mạng sẵn có ở Việt Nam.
---
Chƣơng 4. PHƢƠNG ÁN TRIỂN KHAI HỆ THỐNG IPTV TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM
4.1. Phân tích khả năng triển khai dịch vụ IPTV tại Việt Nam Việt Nam
4.1.1. Nhu cầu của thị trường
Để đánh giá nhu cầu của thị trường (khách hàng) đối với dịch vụ IPTV, nhà cung cấp nội dung VASC đã tổ chức một cuộc thăm dò nhu cầu tại 04 thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng [2]. Mục tiêu của cuộc thăm dò nhằm nghiên cứu thị trường trên các mặt: tìm hiểu thói quen giải trí các loại của công chúng; tìm hiểu mức độ chấp nhận của công chúng đối với dịch vụ truyền hình trực tuyến, video theo yêu cầu và các các dịch vụ giá trị gia tăng của IPTV: ý tưởng, giá cả; dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ IPTV; phân tích dữ liệu thu được nhằm đề xuất các định hướng kinh doanh cho dịch vụ.
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung khảo sát các đối tượng là các cá nhân trong độ tuổi 18 - 50 có quan tâm đến dịch vụ giải trí truyền hình và biết sử dụng Internet trên cả nước, riêng đối tượng được phỏng vấn trực tiếp chỉ giới hạn ở 4 địa bàn tiêu biểu là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng. Số lượng khảo sát trực tiếp được phân bổ ở từng địa bàn như sau: thành phố Hà Nội 301 mẫu; thành phố Hồ Chí Minh 301 mẫu; thành phố Đà Nẵng 209 mẫu; thành phố Hải Phòng 200 mẫu [2].