.2 Kỹ thuật kiểm thử biên mở rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm thử đơn vị cho hệ thống (Trang 27)

Kỹ thuật này đòi hỏi việc kiểm tra tính đáp ứng của hệ thống với trường hợp cận dưới của biên dưới (min- ) và cận trên của biên trên (max+). Với n biến đầu vào sẽ có

Kiểm thử trường hợp xấu nhất là kỹ thuật giúp loại bỏ giá thiết “lỗi đơn” cho rằng hiếm khi xảy ra trường hợp lỗi đồng thời, nghĩa là ta cần kiểm tra các tình huống có hơn một biến đầu vào là giá trị không hợp lệ.

Với kỹ thuật này, ta sẽ tiến hành sinh các ca kiểm thử bằng cách kiểm tra các giá trị tại điểm nút giao nhayu, điểm chốt phân hoạch các tập giá trị. Tập giá trị vẫn là

min, min+, nom, max-, max nhưng cả hai biến đều nhận giá trị này chứ không phải chỉ một biến nhận giá trị này theo kỹ thuật phân tích giá trị biên cơ bản. Kỹ thuật này cho số lượng ca kiểm thử tính theo hàm mũ, nếu có n biến thì sẽ có 5n trường hợp kiểm thử.

Hình 3.3 Các biên kiểm thử trong trƣờng hợp xấu nhất.

Để đảm bảo việc kiểm thử sẽ phát hiện được nhiều lỗi nhất có thể, người ta sẽ sử dụng kết hợp các kỹ thuật biên với nhau như kết hợp kỹ thuật biên mở rộng với kỹ thuật biên trong trường hợp xấu nhất. Khi đó, chung ta cần kiểm thử cả những giá trị ngoài biên gồm : min-, min, min+, nom, max-, max, max+. Kỹ thuật này sẽ sinh ra số

lượng lớn các ca kiểm thử, nếu có n biến đầu vào sẽ có 7nca kiểm thử được sinh

Hình 3.4 Kết hợp kiểm thử biên rƣờng hợp xấu nhẩt và kiểm thử biên mở rộng.

Để dễ phân biệt các kỹ thuật kiểm thử biên ra xem hình dưới đây là sự so sánh các kỹ thuật biên ở trên. Sự kết hợp các kỹ thuật khác nhau trong kiểm thử giá trị biên được coi là kỹ thuật kiểm thử giá trị đặc biệt và là kỹ thuật kiểm thử chức năng được sử dụng rỗng rãi nhất. Trong kỹ thuật này, kiểm thử viên dựa vào hiểu biết về kỹ thuật và kinh nghiệm của họ với các chương trình tương tự, các thông tin để có phân hoạch miền giá trị đầu vào từ đó sinh ra các ca kiểm thử.

Hình 3.5 So sánh các kỹ thuật kiểm thử biên. Nhận xét:

Ưu điểm: Kiểm thử giá trị biên là kỹ thuật có tính trực quan, dễ hiểu, dễ áp dụng. Vì việc sinh ca kiểm thử chỉ tập trung tại các biên của miền dữ liệu đầu vào nên khi sử dụng kỹ thuật này sẽ làm giảm đáng kể số lượng ca kiểm thử cần tạo và thực thi. Kỹ thuật này phù hợp với hầu hết các hệ thống có miền giá trị đầu vào của các biến được chia thành nhiều phân vùng con. Hơn nữa, ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật này là xác suất tìm ra lỗi cao vì một tỉ lệ lớn các lỗi xảy ra tại vị trí biên và cận biên.

Nhược điểm: Tuy có khá nhiều ưu điểm nhưng kiểm thử giá trị biên vẫn tồn tại một vài hạn chế nhất định như: Để áp dụng được kỹ thuật này cần yêu cầu các biến đầu vào là các đại lượng vật lý và thực sự độc lập với nhau về mặt logic.

Các bài toán áp dụng kỹ thuật kiểm thử biên: Kỹ thuật này nên áp dụng cho các hàm có biến đầu vào độc lập, không phụ thuộc nhau. Khi chúng ta có giả định một khiếm khuyết trong chương trình sẽ gây ra lỗi ngay khi chúng ta sử dụng kiểm thử biên thông thường. Trái lại khi lỗi thường xuất hiện khi có hơn một khiếm khuyết trong chương trình thì chúng ta cần sử dụng kiểm thử giá trị biên mạnh. Các kỹ thuật này đều đơn giản, dễ dàng tự động hóa việc sinh và chạy các ca kiểm thử.

3.1.3. Kỹ thuật bảng quyết định (Descision Table Testing)

Một yếu điểm của phân tích giá trị biên và phân lớp tương đương là chúng không khảo sát sự kết hợp của các trường hợp đầu vào. Việc kiểm tra sự kết hợp đầu vào không phải là một nhiệm vụ đơn giản bởi vì nếu bạn phân lớp tương đương các trạng thái đầu vào, thì số lượng sự kết hợp thường là rất lớn. Nếu bạn không có cách lựa chọn có hệ thống một tập con các trạng thái đầu vào, có lẽ bạn sẽ chọn ra một tập tùy hứng các điều kiện, điều này có thể dẫn tới việc kiểm thử không có hiệu quả.

Bảng quyết định – Decision Table [4] là một công cụ được sử dụng để biểu diễn và phân tích các quan hệ logic phức tạp. Đó là một ý tưởng để mô tả các hành động xảy ra tương ứng với tập điều kiện của các biến đầu vào.

Bảng 3.1 Cấu trúc bảng quyết định

Conditions Values Rules or Combinations

R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7 R8 C1 Y, N,- Y Y Y Y N N N N C2 Y, N,- Y Y N N Y Y N N C3 Y, N,- Y N Y N Y N Y N Effects E1 E2 E3 Checksum

Bảng quyết định bao gồm một tập các điều kiện và một tập các hệ quả được sắp xếp dưới dạng một cột bên trái của bảng. Ở cột thứ 2, cột tiếp theo cột điều kiện là cột gồm các giá trị có thể có bao gồm: Đúng (Y), Sai (N), Không xác định (-). Bên phải cột giá trị là một tập các luật. Mỗi luật bao gồm các giá trị Y, N, (-). Mỗi luật trên bảng quyết định xác định một trường hợp kiểm thử.

Theo [2], ta có các bước để xây dựng ca kiểm thử dựa vào kỹ thuật bảng quyết định như sau:

(1) Xác định các nguyên nhân và kết quả dựa vào mỗi đặc tả:

(2) Liệt kê tất cả nguyên nhân và kết quả vào bảng quyết định. Viết xuống các giá trị mà điều kiện có thể trả về (Y, N, -)

(3) Tính số lượng kết hợp có thể có. Nó bằng số lượng giá trị khác nhau tăng lên số lượng của điều kiện. Ví dụ: Nếu điều kiện nhận 2 giá trị khác nhau(Y,N) và có 4 điều kiện xảy ra thì số lượng kết hợp có thể có là 24.

(4) Điền vào tất cả các cột tất cả các kết hợp có thể có. Mỗi cột sẽ tương ứng với một kết hợp của các giá trị. Còn với mỗi dòng (điều kiện) thì ta thực hiện như sau:

 Xác định tần số lặp (RF) bằng cách: chia số lượng còn lại của kết hợp cho số lượng giá trị khác nhau của điều kiện.

 Viết RF lần các giá trị đầu tiên, sau đó RF lần tiếp theo và vân vân, cho tới khi hàng đã được điền đủ.

(5) Giảm thiểu các kết hợp (các nguyên tắc). Tìm các kết hợp không có ảnh hưởng, thay thế bằng dấu (-), và các kết hợp các cột giống nhau làm một. Lưu ý, trong suốt quá trình này phải đảm bảo rằng các kết quả là không bị thay đổi.

(6) Kiểm tra độ bao phủ của các kết hợp (các nguyên tắc). Với mỗi cột tính số kết hợp mà nó đại diện. Một (-) đại diện cho nhiều kết hợp như điều kiện đã có. Nhân cho mỗi (-) xuống cột. Thêm vào tổng số và so sánh với bước 3. Nó phải bằng nhau.

(7) Thêm các kết quả vào cột trên bảng quyết định. Đọc cột theo cột và xác định kết quả. Nếu có nhiều hơn một kết quả xảy ra trong một sự kết hợp duy nhất, thì gán số thứ tự cho kết quả, từ đó xác định được thứ tự mà các kết quả sẽ được thực hiện. Kiểm tra sự phù hợp của bảng quyết định.

(8) Chuyển các cột trong bảng quyết định thành các ca kiểm thử.

Sau khi xây dựng xong bảng quyết định, chúng ta sẽ tiến hành tạo các ca kiểm thử dựa trên cấu trúc bảng quyết định. Thông thường tương ứng với mỗi luật sẽ có ít nhất một ca kiểm thử được sinh ta. Nếu điều kiện của các luật là giá trị nhị phân (True/False), cần xây dựng ca kiểm thử cho từng điều kiện. Nếu điều kiện của luật là một vùng, phạm vi giá trị, chúng ta cần phải chú ý xem xét và viết ca kiểm thử cho cả trường hợp biến đầu vào nhận giá trị thấp nhất (min) và cao nhất (max) tương ứng với vùng giá trị đó. Ở bước này, kiểm thử viên cần kết hợp cả kỹ thuật kiểm thử giá trị biên và bảng quyết định để tạo ra bộ kiểm thử đầy đủ và chính xác (theo [3]).

Để phân biệt các trường hợp kiểm thử với bảng quyết định, chúng ta cần làm sáng tỏ các điều kiện đầu vào và các hành động đầu ra. Đôi khi các điều kiện cuối

cùng lại đề cập đến các lớp tương đương của các yếu tố đầu vào, và các hành động ám chỉ các phần xử lý chức năng chủ yếu của các mục được kiểm thử. Các luật được hiểu như là các trường hợp được kiểm thử. Bởi vì bảng quyết định có thể được thực hiện một cách máy móc cho đầy đủ, nên chúng ta thường xây dựng được một tập toàn vẹn các trường hợp kiểm thử.

Nhận xét:

Kỹ thuật sinh ca kiểm thử sử dụng bảng quyết định nên áp dụng cho các ứng dụng có những đặc trưng sau [1]:

 Kiểm thử dựa trên bảng quyết định nên áp dụng cho các bài toán chứa các biến đầu vào có mối quan hệ logic phụ thuộc lẫn nhau.

 Kỹ thuật này phù hợp cho các bài toán có sử dụng logic if – then-else.

 Kiểm thử dựa trên bảng quyết định xử lý hiệu quả các bài toán có chứa quan hệ nguyên nhân và kết quả giữa đầu vào và đầu ra.

3.2 Kiểm thử hộp trắng

Kỹ thuật kiểm thử hộp trắng hay còn gọi là kiểm thử hướng cấu trúc thường được áp dụng để kiểm tra tính đúng đắn của mã nguồn (được lập trình). Đầu vào của kỹ thuật này là các mã nguồn, mã lệnh chứ không phải là chương trình đã được thực thi. Do đó, kỹ thuật này được áp dụng để kiểm thử cấu trúc chương trình, dòng điều khiển và dòng xử lý dữ liệu của chương trình.

Kỹ thuật này thường tốn thời gian, công sức để thực hiện, nên thường chỉ áp dụng ở mức độ kiểm thử đơn vị (hàm, lớp thành phần) của chương trình chứ không thực hiện ở các mức độ cao hơn.

Các kỹ thuật kiểm thử hộp trắng là: Kiểm thử dòng điều khiển, kiểm thử dòng dữ liệu và kiểm thử miền.

3.2.1. Kỹ thuật dòng điều khiển (Control Flow Testing)

Kỹ thuật dòng điều khiển là kỹ thuật là các testcase được sinh ra dựa việc mô hình hóa các luồng xử lý (hành vi của hệ thống) theo khái niệm đồ thị dòng điều khiển (control flow graph). Để tiến hành xác định kiểm thử, ta sẽ mô hình hóa các dòng lệnh từ mã nguồn bằng đồ thị dòng điều khiển. Từ đồ thị đó, mỗi rẽ nhánh trong luồng xử lý sẽ sinh ra một đường đi. Dựa trên các đường đi ta sẽ sinh được các testcase tương ứng.

Kỹ thuật này là kỹ thuật kiểm thử căn bản và được áp dụng hiệu quả cho nhiều hệ thống, nhiều giai đoạn test khác nhau.

Các bộ giá trị kiềm thử sinh ra từ kỹ thuật này có thể kiểm tra được tính đúng đắn với các thành phần của chương trình gồm: Các phương thức ( Method ), các câu lệnh (Statement ), các nhánh (branch), các điều kiện (if, switch…).

Hình 3.6 Sơ đồ dòng điều khiển

Các ký hiệu sử dụng trong đồ thị CFG:

Hình 3.7 Các ký hiệu sử dụng trong đồ thị

Để xác định mức độ bao phủ của chương trình của một tập ca kiểm thử cho trước ta sử dụng khái niệm độ đo kiểm thử. Theo [1]: Mức độ bao phủ của một tập kiểm thử được đo bằng tỷ lệ các thành phần thực sự được kiểm thử so với tổng thể sau khi thực hiện ca kiểm thử. Độ bao phủ càng lớn thì độ tin cậy của bộ kiểm thử ngày càng cao.

Độ đo kiểm thử cấp 1 (C1) : mỗi câu lệnh được thực hiện ít nhất 1 lần sau khi chạy hết các ca kiểm thử.

Độ đo kiểm thử cấp 2 (C2) : các điểm quyết định trong đồ thị đều được thực hiện ít nhất một lần cả hai nhánh đúng và sai.

Độ đo kiểm thử cấp 3 (C3) : Với các điều kiện phức tạp (chứa nhiều điều kiện con cơ bản), việc chỉ quan tâm đến giá trị đúng sai là không đủ để kiểm tra tính đúng đắn của chương trình ứng với điều kiện phức tạp này. Do đó, điều kiện để đảm bảo độ đo này là các điều kiện con thuộc các điều kiện phức tạp tương ứng với các điểm quyết định trong đồ thị dòng điều khiển của đơn vị cần kiểm thử đều được thực hiện ít nhất một lần cả hai nhánh đúng và sai.

Từ các định nghĩa về độ đo, ta có thể áp dụng kiểm thử độ đo để xác định số ca kiểm thử sao cho các ca kiểm thử bao phủ một độ đo nào đó. Theo [1], ta có số đường đi ứng với đồ thị dòng điều khiển sẽ được tính bằng một trong hai cách như sau:

1. Số cạnh – số đỉnh + 2 2. Số đỉnh quyết định + 1

Ứng với mỗi đường đi ta sẽ sinh ra được một ca kiểm thử tương ứng.

Bên cạnh việc tiến hành xây dựng kiểm thử dựa trên độ đo, ta nhận thấy vẫn chưa kiểm tra được các lỗi phát sinh do xuất hiện vòng lặp trong chương trình. Mặt khác, trong quá trình viết mã nguồn cho các đơn vị/hàm, các lỗi gây ra do sử dụng vòng lặp là khá nhiều và gây ảnh hưởng lớn đến chương trình. Theo [1], với chương trình có vòng lặp ta cần quan tâm đến loại vòng lặp là:

Lệnh lặp đơn giản: Tức là đơn vị chương trình chỉ có chứa một lệnh lặp. Lệnh lặp liền kề: Tức là đơn vị chương trình chứa lệnh lặp liền kề nhau.

Lệnh lặp lồng nhau: Tức là đơn vị chương trình chứa lệnh lặp mà trong nó còn chứa lênh lặp khác

Để tiến hành kiểm thử với vòng lặp, ta sẽ xây dựng các ca kiểm thử dựa trên số lần thực hiện của vòng lặp trong chương trình gồm:

1. Vòng lặp thực hiện 0 lần 2. Vòng lặp thực hiện 1 lần 3. Vòng lặp thực hiện 2 lần

4. Vòng lặp thực hiện k lần, 2 < k < n - 1, với n là số lần lặp tối đa của vòng lặp

5. Vòng lặp thực hiện n - 1 lần 6. Vòng lặp thực hiện n lần 7. Vòng lặp thực hiện n + 1 lần

Trong một số trường hợp, việc xác định số vòng lặp tối đa là khó, ta chỉ cần pá dụng việc sinh ca kiểm thử với bốn trường hợp đầu tiên. Với những trường hợp không

xác định được lệnh lặp thực hiện n+1 lần, ta chỉ áp dụng sinh kiểm thử với 6 trường hợp trước đó.

Kết luận:

Kỹ thuật kiểm thử dòng điều khiển là kỹ thuật phát hiện các lỗi tiềm ẩn của chương trình bằng các xác định các đường đi tương ứng với dòng điều khiển của chương trình từ đồ thị dòng điều khiển. Với mỗi một đường đi của đồ thị, ta sẽ xây dựng một ca kiểm thử và đảm bảo đường đi là thực thi được.

Trên thực tế, có không nhiều các công ty phần mềm áp dụng kỹ thuật kiểm thử này do việc áo dụng là khó, tốn kém hơn các kỹ thuật kiểm thử hộp đen [1]. Tuy nhiên, có một số công cụ đã hỗ trợ việc thực hiện kỹ thuật này bằng việc thực thi các ca kiểm thử trên một đơn vị hàm, đề xác định tính đúng đắn của hàm dựa trên kết quả chạy ca kiểm thử.

3.2.2. Kỹ thuật dòng dữ liệu (Data Flow Testing)

Kỹ thuật kiểm thử dòng dữ liệu là kỹ thuật mà việc sinh ca kiểm thử được dựa trên các đường đi sinh ra từ đồ thị dòng dữ liệu. Khi đó, các đường dẫn kiểm thử của chương trình sẽ được lựa chọn dựa vào vị trí khai báo và sử dụng các biến trong chương trình.

Trong quá trình lập trình, mỗi lập trình viên đều có thể sinh ra các câu lệnh “bất thường” hoặc không tuân theo chuẩn lập trình. Những câu lệnh bất thường đó có thể là việc khai báo biến, dữ liệu không đúng, khởi tạo giá trị biến không đúng hoặc sử dụng biến, gán giá trị…Những vấn đề đó là những vấn đề về dòng dữ liệu của đơn vị chương trình. Theo [1], các vấn đề này được chia thành ba loại như sau:

 Gán giá trị rồi gán tiếp giá trị (loại 1).

 Chưa gán giá trị nhưng được sử dụng (loại 2)

 Đã được khai báo và gán giá trị nhưng không được sử dụng (loại 3)..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm thử đơn vị cho hệ thống (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)