Môi trƣờng mô phỏng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ thuật điều khiển lưu lượng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức ( MPLS ) Luận văn ThS. Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông 2 07 00 (Trang 34 - 36)

- Trước khi bắt tay vào lựa chọn các phương thức mô phỏng, học viên đã tìm hiểu và chọn một trong hai phương thức mô phỏng sau:

 Mô phỏng bằng thuật toán.

 Mô phỏng bằng phần mềm.

- Sau đây là một trong những lý do dẫn đến việc học viên quyết định lựa chọn mô phỏng bằng phần mềm với Chương trình mô phỏng NS2.

4.1.1. J-SIM

- J-Sim ( thường gọi là Java Sim) là một phần của chương trình mô phỏng mạng được phát triển trên môi trường Java do Hung-ying Tyan và một nhóm nghiên cứu tại Ohia State University phát triển.

- J-Sim là một dự án phát triển trên môi trường mã nguồn mở và có thể thực hiện mô phỏng với một số module có sẵn trên trang chủ của nhóm nghiên cứu này.

- Một module mô phỏng MPLS được phát triển bởi Infonet Group of the University of Namur.

- Mô hình này bao gồm hai phần tử:

 Bảng chuyển tiếp.

 Các thành phần trong MPLS.

- Bảng chuyển tiếp lưu trữ toàn bộ những thông tin liên quan đến các nhãn đã được cấu hình. Nó kết hợp với mặt nạ địa chỉ IP hoặc một nhãn lối vào với một giao diện ra và một nhãn lối ra.

- Các phần tử trong MPLS chuyển tiếp gói tin với thông tin cấu hình của bảng chuyển tiếp.

- Các mô hình này không bao gồm giao thức phân phối nhãn ( LDP) nên các đường chuyển mạch nhãn ( LSPs) cần thiết phải cấu hình riêng lẻ.

- Ở đây có một số cơ chế RSVP-TE được thêm vào, nhưng những phần tử này vẫn chưa được hoàn thiện. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc học

4.1.2. OMNeT++

- OMNeT++ là môi trường lập trình mô phỏng gồm các phần tử rời rạc trên môi trường ngôn ngữ C++, được phát triển bởi Andás Varga.

- Chương trình cũng phát triển theo mô hình mã nguồn mở sử dụng cho nghiên cứu và người dùng phi lợi nhuận.

- Mô hình MPLS trong OMNeT++ có xuất xứ phát triển từ Xuan Thang Nguyen của Đại học Công nghệ của Sydney. Hiện nay, mô hình này được duy trì bởi Andás Varga. Mô hình bao gồm các phần tử cho chuyển tiếp MPLS, LDP, CR-LDP và RSVP-TE.

- Mô hình này được phát triển cho mục đích nghiên cứu cơ chế chuyển tiếp trong MPLS và mô hình hóa lại những chức năng mà LSR thực hiện được. - Mô hình này cũng không còn phù hợp với việc mô phỏng cơ chế khôi phục

lỗi hiện nay. Bảng chuyển tiếp cho tất cả các router trong một mạng được lưu trữ trong một bảng duy nhất, có nghĩa là tất cả các router đều có chung một bản copy của mô hình mạng tại cùng một thời điểm. Nếu có lỗi xảy ra trong hệ thống mạng, thì tất cả các router cũng sẽ lỗi tại cùng một thời điểm. - Tình huống này không xảy ra trong mô hình mạng thực tế vì khi node mạng bị lỗi, thông tin cập nhật về lỗi sẽ được node mạng này thông báo cập nhật cho toàn hệ thống.

- Ngoài ra, chương trình này cũng còn tồn tại một số vấn đề về khả năng thực thi các giao thức giao vận cho mạng IP. Do vậy, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc học viên không lựa chọn phần mềm mô phỏng OMNeT++.

4.1.3. GLASS

- GLASS là viết tắt của GMPLS Lightwave Agile Switching Simulator, là phần mềm mô phỏng trên môi trường Java. Đây là phần mềm mô phỏng được phát triển bởi tổ chức Internetworking Technologies Group of the Advance Network Technologies Division at NIST (National Institute of Standards and Technology).

- Chương trình mô phỏng sử dụng khung làm việc của mô hình Scalable Simulation Framework ( SSF). Chương trình mô phỏng GLASS hỗ trợ thực hiện chuyển tiếp MPLS và phân phối nhãn với LDP, CR-LDP và RSVP-TE. - Thông tin hỗ trợ về mô phỏng và triển khai phần mềm này không có nhiều,

rất khó tương tác với hệ thống hỗ trợ xử lý lỗi và các mô hình tham khảo. Do vậy, đây cũng là lý do học viên không lựa chọn GLASS.

4.1.4. NS2

- NS-2 (Network Simulator 2) là chương trình mô phỏng với các module rời rạc, mục tiêu sử dụng cho nghiên cứu hệ thống mạng. Phần mềm mô phỏng được phát triển từ năm 1989 và đã xây dựng được rất nhiều các mô hình khác nhau. Đây cũng là phần mềm mô phỏng theo mô hình mã nguồn mở và có sự quan tâm của rất nhiều người cùng tham gia xây dựng. Các thành phần chính tham gia xây dựng mô hình bao gồm dự án VINT của BL, Xerox PARC, UCB, và USC/ISI.

- Ngôn ngữ xây dựng lên phần mềm là C++ và TCL [12].

- Mô hình MPLS học viên lựa chọn mô phỏng là MNS ( MPLS Network Simulation được phát triển bởi Gaeil Ahn. Mô hình MNS thực hiện chuyển tiếp MPLS và phân phối nhãn bởi LDP và CR-LDP.

- Mô hình cũng có một số chức năng cho cơ chế khôi phục lỗi như cơ chế thiết lập đường dự phòng và kết hợp nó với đường làm việc.

- Có một vấn đề mà phần mềm chưa thực hiện được chính là RSVP-TE. Để khắc phục vấn đề này, học viên phải sử dụng các bản vá lỗi bổ sung những phần tử còn thiếu của mô hình [6].

- René Böringer tại IDEO Laboratories phát triển thêm MNS bằng việc thêm vào mô hình RSVP của Marc Greis và sửa đổi mô hình này bằng việc thêm vào tính năng TE.

- Christian Callegari and Fabio Vitucci cũng xây dựng mô hình thực thi RSVP-TE cho NS2 theo mô hình Marc Greis nhưng khắc phục được một số thiếu sót của mô hình René Böringer.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ thuật điều khiển lưu lượng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức ( MPLS ) Luận văn ThS. Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông 2 07 00 (Trang 34 - 36)